Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hợp nhất: Ông chủ ngân hàng được lợi lớn

Chủ ngân hàng được lợi bởi ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, nợ xấu tăng để lâu sẽ phải giải thể nay sáp nhập lại được BIDV đứng ra hỗ trợ sẽ đảm bảo và tốt lên.

Sự kiện 3 ngân hàng tại TP.HCM là Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) hợp nhất được giới chuyên môn đánh giá là tín hiệu tốt cho thị trường ngân hàng tại Việt Nam. Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời phỏng vấn Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) - báo VietNamNet, về sự kiện này.

- Ông đánh giá thế nào về sự kiện  3 ngân hàng Ficombank, SCB và TinNghiaBank sáp nhập?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Đây là bước đầu tiên trong hoạt động cơ cấu lại ngân hàng của Chính phủ. Điều quan trọng  không phải là sự thâu tóm mà đã có yếu tố tự giác. Cả 3 ngân hàng trên đều có tính thanh khoản yếu và nợ xấu cao. Việc tự nguyện sáp nhập và có một ngân hàng lớn là BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) đứng ra hỗ trợ, đưa công nghệ mới, trình độ quản lý mới vào sẽ giúp giải quyết nợ xấu, đảm bảo tính thanh khoản và sự an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

Với sự hợp nhất này, theo tôi, tất cả các bên đều có lợi. Nhà nước thu gọn được các ngân hàng yếu, ổn định thị trường ngân hàng, tránh gây đổ vỡ hệ thống tín dụng. Chủ ngân hàng được lợi bởi ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, nợ xấu tăng để lâu sẽ phải giải thể, mất vốn, nay sáp nhập lại được BIDV đứng ra hỗ trợ sẽ đảm bảo được vốn. Khách hàng được đảm bảo quyền lợi, tiền gửi không bị mất, các cổ đông cũng vậy, giữ được vốn...

Ông Cao Sỹ Kiêm

- Ngân hàng hợp nhất sẽ phải mất từ 2-3 năm mới đi vào hoạt động ổn định, vậy trong thời gian đó có gây ra sự mất ổn định không thưa ông?

Đây là điều hoàn toàn bình thường, bởi các hoạt động gửi tiền vào và rút tiền ra vẫn diễn ra bình thường. Trong thời gian đầu ngân hàng mới sáp nhập sẽ thực hiện các nhiệm vụ như ngăn chặn nợ xấu phát sinh, sau khi ổn định sẽ củng cố tiếp, gọi vốn, nâng công nghệ trình độ quản lý... sau 2-3 năm nữa sẽ hòa nhập dần, như vậy không gây tác động xấu cho hoạt động ngân hàng.

- Theo ông, các tổ chức tín dụng khác  ngoài BIDV có thể tham gia đầu tư, góp vốn vào ngân hàng sáp mới trong giai đoạn này?

Hoàn toàn có thể. Các tổ chức tín dụng có thể góp vốn, mua lại cổ phần, kể cả ngân hàng Nhà nước thấy cần thiết có thể mua cổ phần chi phối, đưa nhân tố mới vào quản lý, công nghệ mới vào nâng cao hoạt động, chất lượng dịch vụ, sẽ giúp cho ngân hàng sáp nhập khỏe mạnh và tạo nền tảng tốt cho sự phát triển sau này.

- Theo ông thời gian tới sự sáp nhập giữa các ngân hàng có còn tiếp tục?

Các ngân hàng có thanh khoản yếu, nợ xấu cao cần phải sắp xếp lại, bất kể là ngân hàng lớn hay nhỏ, nhưng theo tôi số ngân hàng có thanh khoản yếu và nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng hiện nay không nhiều. Sự sáp nhập các ngân hàng trong thời gian tới vẫn còn diễn ra và điều này là xu thế tất yếu.

(VEF)

  • Tiền đã đi thì khó về
  • Ngân hàng lo hạ trần lãi suất
  • Bốn cách kiểm tra nhanh tiền thật, giả
  • Ngân hàng chây ỳ trả nợ... ngân hàng
  • “Một cửa - một dấu” với ngân hàng
  • Tái cơ cấu ngân hàng: Nợ xấu, trọng tâm đầu tiên?
  • Một ngân hàng nhỏ “tự bạch”
  • SHB được mở chi nhánh tại Lào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!