Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khó cho vay, ngân hàng đừng "đổ tội" cho DN

Ngoài các lý do muôn thủa là như do cơ chế, độ trễ chính sách… Thêm một lý do được phía các NHTM đưa ra để lý giải vì sao vốn rẻ vẫn chậm chảy xuống DN là xuất phát từ chính các DN, chính sự thiếu minh bạch trong tài chính cộng với việc thiếu các dự án khả thi của họ.

Không ít NHTM hiện nay đều tỏ ra e ngại trước tình trạng một số DN tìm mọi cách thức, mánh khóe không đàng hoàng để mong "làm đẹp" hồ sơ để vay vốn ngân hàng: Các DN khi đấu thầu, vay vốn đều muốn có vốn điều lệ cao hơn cho hoành tráng, để thuận lợi chào mời đối tác, nên thường khai không đúng thực chất. Nhưng đến khi tính giá hay các điều kiện khác, họ lại muốn vốn thấp xuống để tính chi phí trong giá thành cao lên nhằm khấu trừ thuế nhiều hơn...

Thậm chí nhiều DN còn toan tính kiểu: khi đến đăng ký kinh doanh hoặc cấp thay đổi đăng ký kinh doanh thường chưa thể có đầy đủ các điều kiện để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp này, cơ quanquản lý gia hạn 3 - 6 tháng để DN hoàn thiện hồ sơ, nếu không thực hiện được thì phải báo cáo lại với cơ quan đăng ký kinh doanh. Nhưng hầu như không có DN nào thực hiện đúng như vậy.

Bởi vậy, chính DN tự làm khó mình khi buộc các cơ quan quản lý phải phối hợp với ngân hàng kiểm tra chặt chẽ đăng ký để lập hồ sơ cho vay. Và điều này cũng góp phần lý giải vì sao ít DN đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng về tính minh bạch trong hồ sơ hay báo cáo tài chính. Nói cách khác, chính vì sự thiếu rõ ràng của mình mà DN đã tự đánh mất cơ hội được ngân hàng dành sự tin tưởng tuyệt đối

Bởi vậy, để ngăn chặn rủi ro, ngân hàng luôn phải xem xét kỹ lưỡng để quyết định việc cho vay vốn và phối hợp đối chứng và kiểm tra với cơ quan đăng ký kinh doanh thường xuyên hơn nữa để thẩm định cho vay với các đối tượng này.

Đây là một thực tế không thể phủ nhận tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại đôi khi trong vấn đề minh bạch hay không minh bạch của DN đôi khi cũng có "liên đới" không nhỏ đến bản thân giới NHTM.

Theo lẽ thông thường, đơn vị sản xuất kinh doanh nào có "lý lịch" như thế nào, tỷ lệ  nợ xấu với tỷ lệ như thế nào thì được vay bao nhiêu hoặc không được vay vay tín dụng nữa...

Tuy nhiên, cũng có ý kiến rằng lâu nay công tác thẩm định của bản thân giới NHTM cũng đang có sự thiên lệch, ví như khi thẩm định dự án phải xem tính khả thi của nó tức là có tương lai hay không cả về có năng lực về công nghệ, về sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ, tuy nhiên không ít NHTM lại chỉ tập chú ý vào lượng tài sản thế chấp (nhà cửa, giấy tờ sổ đỏ...) mà không chú ý lắm về vấn đề này.

Một lý do được phía các NHTM đưa ra để lý giải vì sao vốn rẻ vẫn chậm chảy xuống DN là xuất phát từ chính các DN, chính sự thiếu minh bạch trong tài chính cộng với việc thiếu các dự án khả thi của họ.

Nói cách khác là các nhà băng chưa thực sự sâu sát với những món nợ của mình, tạo kẽ hở cho một số DN có điều kiện để qua mắt, gian lận...

Khi đối tượng vay còn làm ăn thuận buồm xuôi gió thì không sao, nhưng khi gặp những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khó khăn về thị trường thì những lỗ hổng này mới lộ rõ và lúc ấy dẫu có muốn bịt lại cũng rất khó. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho những món nợ xấu tại hệ thống NHTM ngày một tăng cao.

Từ chỗ rộng cửa tín dụng cho cộng đồng DN như vậy, sau sự cố này giới NHTM lại trở nên quá khắt khe trong thẩm định phê duyệt các hồ sơ vay vốn mới để đảm bảo an toàn hơn. Nhưng như vậy vô hình chung đã khiến cho một số DN lành mạnh muốn vay vốn cũng phải bị ảnh hưởng theo và những ai đói vốn thì vẫn hoàn đói vốn.

Trong bối cảnh như vậy, điều cấp thiết là hệ thống NHTM nên tư duy và thiết kế lại khâu thẩm định các đối tượng cho vay, vừa là để tạo điều kiện cho các bạn hàng cũ giải quyết được các khoản vay cũ, đồng thời tạo điều kiện cho họ vay các món nợ mới để phục vụ sản xuất kinh doanh và phát triển.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, hiện DN đang có hàng đống vốn vay hãy phân loại họ ra, xem họ có khả năng tiếp tục làm việc để trả nợ hay không, ví như xem họ có sản phẩm, thị phần, thị trường tốt hay có ban quản trị tốt hay không. Bởi nợ xấu là chuyện nhất thời nếu làm ăn tốt thì sẽ phá băng được những khoản nợ, còn những DN không có những yếu tố này thì tự họ đã đi vào chỗ chết rồi, không thể cho vay tiếp.

Vì thế nhà nước nên nghiên cứu làm sao có giải pháp tháo gỡ làm sao để ngân hàng có thể cho vay và các DN có thể vay. Còn các NH thì phải thay đổi cách làm việc ví như khi thẩm định dự án phải xem tính khả thi của nó chứ không nên tập trung toàn bộ vào tài sản thế chấp như trước. Hiện DN đang có hàng đống vốn vay hãy phân loại họ ra, xem họ có khả năng tiếp tục làm việc để trả nợ hay không, ví như xem họ có sản phẩm, thị phần, thị trường tốt hay có ban quản trị tốt hay không.

Bởi nợ xấu là chuyện nhất thời nếu làm ăn tốt thì sẽ phá băng được những khoản nợ, còn những DN không có những yếu tố này thì tự họ đã đi vào chỗ chết rồi, không thể cho vay tiếp.

Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Đại Lai cho rằng, trong tình hình hiện tại để đánh giá và đưa ra một chuẩn thích hợp giới NHTM phải thực sự "xông pha, sâu sát" với DN. Đặc biệt, trong khâu thẩm định phải làm kỹ và làm chuẩn để biết những dự án vay vốn nào có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh khả thi nhất, có khả năng trả nợ nhất chứ không chỉ căn cứ dự án ấy có bao nhiêu tài sản thế chấp, có bao nhiêu sổ đỏ và đơn hàng.

Tất nhiên, muốn làm được điều đó dĩ nhiên sẽ phải có những thay đổi về con người, về hoạt động và cả tư duy của các nhà quản trị. Bởi chỉ có như vậy thì các NHTM mới kiểm soát được một cách chặt chẽ các khách hàng, các dòng tín dụng dành cho khách hàng đặc biệt là giới DN sản xuất kinh doanh. Và cộng đồng DN khỏi mang tiếng xấu là thiếu minh bạch trong việc vay nợ ngân hàng...
 
(Theo Vef)

  • Đến 25/7, dư nợ tín dụng tăng 0,57%
  • HSBC quan ngại tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam
  • Nhiều ngân hàng sẽ phải “rút bớt lửa”?
  • Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng
  • Bao nhiêu lãi suất “ở lại” ngân hàng?
  • Ngân hàng đang “xơi” 6% chênh lệch lãi suất?
  • Giảm lãi suất, mở cơ hội kinh doanh
  • Sacombank bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!