Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lần đầu tiên công bố chi tiết cân đối ngoại tệ

picture
Trạng thái thặng dư đáng kể của cán cân tổng thể tiếp tục là một yếu tố thuận lợi cho việc giữ ổn định tỷ giá suốt thời gian qua.

Lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước công bố chi tiết và có hệ thống số liệu về các cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân tổng thể tiếp tục có sự thặng dư đáng kể.

Đầu tuần này Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố các dữ liệu trên, cụ thể hóa sự cởi mở hơn về thông tin, dữ liệu cho thị trường theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-NHNN (có hiệu lực từ 1/4/2012).

Theo đó, trong quý 1/2012, cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục cho trạng thái thặng dư lớn sau khi đã thể hiện trong năm 2011, thặng dư 4,282 tỷ USD.

Quý 1/2012, dữ liệu công bố cho thấy cán cân vãng lai có thặng dư 3,373 tỷ USD; trong đó cán cân thương mại thặng dư 2,191 tỷ USD, cán cân chuyển tiền thặng dư 2,132 tỷ USD (riêng khu vực tư nhân là 2,072 tỷ USD), cán cân dịch vụ thặng dư nhẹ với 134 triệu USD, riêng cán cân thu nhập đầu tư thâm hụt 1,084 tỷ USD. Ở cán cân vốn và tài chính, quý 1/2012 ghi nhận mức thặng dư 1,339 tỷ USD.

Trong quý 2/2012, cán cân vãng lai tiếp tục thặng dư 1,4 tỷ USD; trong đó cán cân thương mại thặng dư 1,93 tỷ USD, cán cân chuyển tiền thặng dư 1,966 tỷ USD, nhưng cán cân dịch vụ và thu nhập đầu tư thâm hụt lần lượt 1,377 tỷ USD và 1,119 tỷ USD. Cán cân vốn và tài chính tiếp tục thặng dư 1,442 tỷ USD.

Sau khi bù đắp cho thâm hụt hạng mục các tài sản khác trong cán cân vốn và tài chính và cho thay đổi tổng dự trữ ngoại hối, cán cân tổng thể quý 2/2012 có được mức thặng dư 2,169 tỷ USD.

Trạng thái thặng dư đáng kể của cán cân tổng thể tiếp tục là một yếu tố thuận lợi cho việc giữ ổn định tỷ giá suốt thời gian qua.

Liên quan đến cân đối ngoại tệ, báo cáo cập nhật của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố hôm qua (3/10) đưa ra ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện đủ cho 2,4 tháng nhập khẩu của nền kinh tế. Nếu tính bình quân theo kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm, quy mô đó tương đương với khoảng 22,32 tỷ USD. Con số này cũng khá gần với ước tính 23 tỷ USD mà một tổ chức trong nước dự tính mới đây.

(Theo Vneconomy)

  • Ngừng huy động vàng: Điều gì sẽ xảy ra?
  • Dựng lại 'tường lửa' ngăn sở hữu chéo ngân hàng
  • Vì sao tín dụng đình trệ?
  • Khi ngân hàng đành phải “soi” ngân hàng
  • Tái cơ cấu ngân hàng đang đến đâu?
  • Khi sếp lớn ngân hàng từ nhiệm: ‘Bất bình thường’?
  • Cách đầu tư tốt nhất là... bảo toàn vốn
  • Tham nhũng tăng cao trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!