Ngày 22 tháng 2 năm 2010, đạo luật thẻ tín dụng (The CARD Act) trở nên có hiệu lực và sẽ khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn, nhưng đồng thời cũng gây ra ít rủi ro hơn cho những người ban hành và người sử dụng thẻ tín dụng ở đất nước có nhiều người sử dụng thẻ tín dụng nhất thế giới này.
Thẻ tín dụng đã từng được ví như con bò sữa cho các tập đoàn tài chính lớn như Bank of America (BAC), Citigroup (C), JPMorgan Chase (JPM) và Capital One (COF). Theo hãng tư vấn tài chính R.K Hammer, chỉ mình dịch vụ thẻ đã mang lại cho các ông lớn tài chính này 23 tỉ đô la vào năm ngoái, và đó cũng là dịch vụ có lãi suất cao nhất trong tất cả các dịch vụ cho vay nợ tiêu dùng.
Theo CreditCards.com, những chi phí phạt liên quan đến thẻ tín dụng đã tăng một cách chóng mặt đến 21% kể từ năm 2008 trong khi lãi suất trung bình đã tăng 2% trong vòng 6 tháng vừa qua để vượt qua mức 14%. Những người tiêu dùng có tình hình tín dụng xấu đã phải hứng chịu những khoản phạt rất lớn khi mà lãi suất trung bình leo lên mức gần 24.86% trong cùng khoảng thời gian này.
Khi mà doanh số của các ngân hàng tăng lên trong một bối cảnh môi trường kinh tế đã xấu đi thì các khoản thua lỗ từ nợ quá kỳ hạn và vỡ nợ cũng tăng lên theo. Năm ngoái, Bank of America-ngân hàng cho vay lớn nhất Mỹ đã thu 20.3 tỉ đô la tiền lãi suất và 9.1 tỉ đô la từ các khoản phí tín dụng từ những người sử dụng thẻ tín dụng. Dẫu vậy, ngân hàng này rốt cục đã chịu lỗ 5.6 tỉ đô la trong năm 2009 vì các khoản nợ xấu và những mất mát tín dụng trong tương lai.
Gần đây đã có những dấu hiệu về sự cải thiện của các ngân hàng trong việc thu phí tín dụng hàng tháng nhưng những tín hiệu này không thực sự rõ ràng. Người tiêu dùng thì vẫn phụ thuộc vào thẻ tín dụng như là khoản vay nợ khi cần thiết mặc dù rất nhiều người trong số họ không có khả năng hoàn lại bởi tình hình mất việc và áp lực tài chính khác đang trở nên cam go hơn. Ngay khi kinh tế phục hồi, đạo luật thẻ mới sẽ khiến cho những ngân hàng cho vay tín dụng khó khăn hơn khi muốn kiếm lời nhanh từ những người đi vay tín dụng.
Nhìn chung, luật mới yêu cầu các ngân hàng phải minh bạch hơn trong các điều khoản, đơn giản hơn trong ngôn ngữ và không được phép thay đổi tỉ suất hoặc cơ cấu phí tín dụng. Thêm vào đó, nếu họ có kế hoạch tăng lãi suất, khách hàng sẽ được phép lựa chọn đối với hợp đồng vay nợ và có thêm thời gian để thanh toán hết nợ chưa trả.
Đạo luật thẻ mới cũng sẽ cấm những người cho vay tín dụng lạm dụng những khách hàng không chuyên. Ví dụ việc tặng các món quà hay thực phẩm cho sinh viên đổi lại họ sẽ phải điền vào một loại đơn nào đó sẽ bị cấm ngay lập tức, và sinh viên sẽ phải chứng minh khả năng chi trả trước khi việc cho vay được thông qua.
Các ngân hàng lớn đang sử dụng rất nhiều các chính sách khác nhau để đối phó với những sự thay đổi mới này khi mà doanh số và lợi nhuận của họ sẽ chịu tác động tiêu cực. Họ sẽ phải thận trọng trong việc áp dụng các chiến lược mới nhằm bù vào khoản lợi nhuận sẽ mất mà không khiến các khách hàng của mình giận dữ.
Bank of America đưa ra chiến lược nâng cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng việc đầu tư hỗ trợ khách hàng nhiều hơn trước. Ngân hàng này phát động chiến dịch mới đối với 40 triệu khách hàng của mình trong tháng 11 vừa rồi. Đó là cung cấp hẳn một tờ giải thích rõ ràng về tất cả các điểu khoản và các loại phí tín dụng bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất. Ban quản trị Bank of America cảnh báo các nhà đầu tư rằng họ có thể sẽ mất khoản doanh thu lên đến 800 triệu đô la khi áp dụng điều luật thẻ tín dụng mới.
CitiGroup đương đầu với sự thay đổi trên bằng việc thêm vào khoản phí thường niên đối với các loại thẻ tín dụng phổ thông. Người đứng đầu thành phố New York chỉ trích ngân hàng này đã cố tình sử dụng cách thức trên đối với các tài khoản "checking" (1 dịch vụ cho phép các cá nhân và doanh nghiệp đặt cọc tiền và rút tiền từ các tài khoản được liên bang bảo vệ). Citigroup đã phải xoa dịu sự bất bình trên bằng việc đóng băng kế hoạch trên.
Tại cuộc họp quý 4, hội đồng quản trị Citigroup xác định khoản thiệt hại từ 400 đến 600 triệu đô la đối với doanh số trước thuế như là kết quả của đạo luật CARD Act. Họ cũng không chắc rằng liệu chính phủ có mạnh tay đối với các khoản phí tín dụng bất hợp lí của Citi hay không.
Capital One cũng đã sử dụng những mánh khóe ít bị lên án hơn so với Citigroup cho tới khi các nhà chức trách trong lĩnh vực ngân hàng để ý tơi. Capital One đã bắt buộc các khách hàng phải trả phí thường niên bất chấp sự thật là họ đã đóng tài khoản 1 năm trước đó. Capital One quy việc thu phí này cho sự trục trặc kỹ thuật và đồng ý hoàn trả lại cho khách hàng tổng số tiền 775,000 đô la như một điều khoản cam kết với Văn phòng kiểm soát tiền tệ.
Jamie Dimon-JPMorgan Chase đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc ban hành luật lệ bảo vệ người tiêu dùng và khẳng định rằng các ngân hàng sẽ phải tốn kém hơn trong khi doanh thu lại thấp đi, và họ sẽ không tiếp tục hỗ trợ khách hàng. Bởi vì các ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào nhiệm vụ tăng lợi nhuận, những thay đổi trên rốt cục sẽ khiến cho người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn thay vì chú trọng vào những đối tượng yếu kém trong việc quản lý tài chính.
Nhà phân tích Mosche Orenbuch của Credit Suisse cho rằng ảnh hưởng của CARD Act cùng với chủ ý của Washington trong việc bảo vệ người tiêu dùng rất có thể sẽ làm giảm doanh thu và lợi nhuận ngành trong vòng vài năm tới."
Kết quả là, JPMorgan đã trở nên quyết liệt hơn trong việc tiếp cận khách hàng mới và mở rộng kinh doanh đối với các khách hàng hiện tại và chờ cho tới khi việc áp dụng các khoản phí hợp lệ đối với thẻ tín dụng được làm rõ. Ngân hàng này dự đoán mức thiệt hại khoảng 500 đến 750 triệu đô la đối với doanh số cả năm khi đạo luật thẻ được áp dụng.
Trong khi đó, viễn cảnh đối với doanh nghiệp thẻ là rất mập mờ. Chất lượng tín dụng của người đi vay và sử dụng thẻ sẽ không thể hoàn toàn phục hồi cho tới khi thị trường lao động trở nên khá hơn và các luật lệ khắt khe hơn sẽ khiến lợi nhuận các công ty sụt giảm tiếp. Các hãng cấp thẻ sẽ rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt để tranh giành các khách hàng tiềm năng nhất.
Orenbunch nói rằng môi trường hiện tại là "một trong những thách thức lớn nhất trong lịch sử ngành thẻ tín dụng,"...và dự đoán sẽ có "rất ít kẻ chiến thắng trong năm 2010".
Chuyên gia này cho rằng các nhà đầu tư nên mua cố phiếu của MasterCard (MA) và Visa (V) bởi vì 2 hãng này có ít rủi ro khi gặp các điểu chỉnh luật lệ. Orenbunch giữ quan điểm trung lập đối với CapitalOne và Discover (DFS) và nghĩ rằng American Express sẽ gặp khó khăn lớn vì hãng này không đủ sức phát triển lĩnh vực đang phát triển mạnh là Debit card.
Đối với những ngân hàng cho vay, ảnh hưởng của đạo luật mới sẽ có ảnh hưởng gần như ngay lập tức nhưng về lâu dài, đạo luật này có thể sẽ mang lại lợi ích cho các ngân hàng. David Long-chuyên gia phân tích tài chính của William Blair trong một báo cáo gần đây cho rằng khi đạo luật CARD được ban hành làm giảm lợi nhuận trong ngắn hạn, chúng ta trông đợi nó sẽ mang lại sự vững chắc cho các doanh nghiệp cấp phát thẻ, cùng với rủi ro tín dụng thấp hơn và làm giảm sự mong manh của các doanh nghiệp này trong bối cảnh suy thoái kinh tế".
(Theo Yahoo Finance)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com