Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng 2010: Áp lực nhiều phía (tiếp theo)

 Khi đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng, ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB, thừa nhận, các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Bởi lẽ, ngoài những yếu kém đã được đề cập trong NCĐT số 169, ngành ngân hàng chưa giải quyết được những vấn đề nội tại liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Phân bổ tài sản chưa hợp lý

Trong cơ cấu tài sản, hầu hết các ngân hàng đều dành một tỉ trọng khá lớn cho mục đích tín dụng. Năm 2008, dư nợ cho vay của VietinBank (CTG) chiếm 62,3% tổng tài sản. Tại Vietcombank (VCB) và Sacombank (STB), tỉ lệ này cũng trên 50%. Việc tập trung vào cho vay trong khi ít chú ý đến dự trữ ngân quỹ (dự trữ ngân quỹ của CTG chỉ khoảng 14,5% tổng tài sản) đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Khi nguồn vốn huy động gặp khó, việc thiếu hụt tiền mặt, ít dự trữ tín phiếu kho bạc sẽ càng đẩy họ vào thế khó khăn do không tìm được nguồn vốn bổ sung hay nhờ đến tái cấp vốn.

Một yếu kém khác liên quan đến phân bổ tài sản là hoạt động đầu tư. Mặc dù các ngân hàng khá dè dặt trong đầu tư (VCB chỉ dành 1,4% tổng tài sản cho hoạt động đầu tư và góp vốn tính đến cuối năm 2008) cũng như chỉ mạnh tay rót vốn vào những ngành có liên quan (67,7% vốn đầu tư của VCB được rót vào các ngân hàng thương mại), nhưng hiệu quả đầu tư vẫn chưa làm các cổ đông hài lòng. Năm 2008, Eximbank (EIB) đã dành đến 16,7% tài sản (8.504 tỉ đồng) cho hoạt động đầu tư, góp vốn, nhưng kết quả là mảng đầu tư lại khiến EIB lỗ hơn 202 tỉ đồng.

Riêng nghiệp vụ cho vay, tuy mang lại nguồn thu chính cho các ngân hàng (năm 2008, thu nhập từ tín dụng của CTG chiếm 85% tổng thu nhập, EIB là 76%, VCB 70%, STB 64%, ACB 53%), nhưng theo ông Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, lại có nhiều vấn đề cần suy xét. Chẳng hạn, hoạt động tìm kiếm khách hàng vẫn còn tình trạng “chờ sung rụng” tức đợi khách hàng tự tìm đến; cách thu thập thông tin còn ở “trình độ sơ cấp” (thông tin một phía từ khách hàng và thiếu kiểm chứng); chấm điểm tín dụng vẫn dựa nhiều vào tài sản thế chấp và thông tin khách hàng. Vì thế, trong phương thức cho vay, nhiều ngân hàng chưa coi trọng yếu tố tâm lý, uy tín, mục đích vay, năng lực tạo lợi nhuận, môi trường kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng. Đây là một nguyên nhân khiến nợ xấu trong ngành ngân hàng ở mức cao (3,6%). Trong đó, đáng chú ý là VCB, EIB với tỉ lệ nợ xấu trên 4% (2008).

Về xét duyệt tín dụng, các ngân hàng vẫn chưa quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân (tại VCB, 90,4% tín dụng được cấp cho tổ chức; cá nhân chỉ 9,6%). Phương thức cho vay chủ yếu vẫn là tín dụng từng lần hoặc theo hạn mức. Vì thế, nhiều phương thức như tín dụng trả góp, mua nợ, thuê tài chính, chiết khấu, tín chấp, hỗ trợ dự án… vẫn chưa được đẩy mạnh. Trong khi theo ông Dương, đây mới là những loại hình giúp gia tăng sức hấp dẫn cho dịch vụ tín dụng.

Ngoài ra, các vấn đề về chính sách tín dụng, thủ tục giải ngân, hoạt động kiểm soát cũng là những điểm yếu mà mỗi ngân hàng cần cải tiến.

Trong phân bổ tài sản, tài sản cố định thường chiếm tỉ lệ khiêm tốn (1-2% tổng tài sản). Tuy nhiên, mức độ đầu tư địa điểm, số lượng cho hội sở, chi nhánh, điểm giao dịch vẫn chưa hợp lý. Bởi lẽ, nếu gia tăng mạng lưới trong khi chất lượng dịch vụ chưa thu hút, theo ông Dương, đó là sự lãng phí.

Nguồn huy động vốn chưa đa dạng

Do đặc thù ngành, nên trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả của các ngân hàng luôn chiếm tỉ lệ cao. Năm 2008, nợ phải trả của CTG là 93,6% nguồn vốn, VCB 90,7% và ACB 92,6%. Trong khi đó, nguồn vốn của các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào lượng tiền gửi của khách hàng. Lượng tiền gửi tại CTG chiếm 67,1% tổng vốn, tại VCB là 70,7%. Điều đáng lo là nguồn tiền này đang suy giảm. Năm 2008, tăng trưởng huy động của CTG chỉ 7,7%, tiền gửi không kỳ hạn giảm từ 29.354 tỉ đồng của năm 2007 xuống còn 25.714 tỉ đồng.

Theo ông Dương, đó là do giải pháp huy động tiền gửi không toàn diện. Bởi ngoài vấn đề lãi suất, thu hút tiền gửi còn tùy ở cung cách phục vụ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ hỗ trợ, bảo hiểm tiền gửi, tiện ích giao dịch (địa điểm giao dịch, mạng lưới thẻ)...

Trong khi đó, việc huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng vẫn chưa được chú trọng (vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác của CTG chỉ chiếm 3,5% nguồn vốn, VCB là 10,7%, ACB 9,4%). Điều này cho thấy, sự hợp tác giữa các ngân hàng còn yếu. Đặc biệt, do lượng dự trữ ngân quỹ ít nên các ngân hàng không thể trông đợi nguồn tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước (Năm 2008, tiền gửi và vay từ Ngân hàng Nhà nước của CTG chiếm 4,2% tổng vốn, VCB 4,3%, EIB 0,08%).

Hiện tại các ngân hàng đang tăng vốn điều lệ, đáp ứng yêu cầu về vốn đến năm 2012 đạt 5.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, so với tổng tài sản, quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nhìn chung vẫn thấp (dưới 10%).

Hoạt động dịch vụ chưa đa dạng là một yếu kém khác, vì vẫn tập trung ở những mảng liên quan đến tín dụng và huy động (thu chi hộ, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thẻ…). Còn các mảng dịch vụ như tư vấn, ủy thác, bảo hiểm, giữ hộ, két sắt, chiết khấu… tuy đã được triển khai nhưng vẫn chưa đầy đủ. Mãi đến năm 2006, CTG mới triển khai dịch vụ đổi két sắt, nhưng doanh thu từ dịch vụ này năm 2007 là 1,6 tỉ đồng, không đáng kể so với tổng thu nhập (6.648,6 tỉ đồng). Chất lượng dịch vụ cũng chưa cao, thể hiện qua việc khả năng liên thông mạng lưới ATM giữa các ngân hàng, khả năng tích hợp và kênh chấp nhận thẻ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng

 

 

(nhipcaudautu)

  • Các ngân hàng thừa 30.000 tỷ đồng vốn khả dụng
  • Được cho vay theo lãi suất thỏa thuận: tín dụng có tăng mạnh?
  • Bảo hiểm thế giới “rúng động” trước vụ chuyển nhượng kỷ lục
  • 702 ngân hàng Mỹ bị xếp vào danh sách "đen"
  • ADB giúp bảo đảm ổn định tài chính Việt Nam
  • Doanh số giao dịch liên ngân hàng đồng loạt giảm
  • Bùng nổ dịch vụ ngân hàng bán lẻ
  • Bảo hiểm ôtô: Hết thời phí rẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!