Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trong thời hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự mạnh: Hiệu quả sử dụng vốn tự có chưa cao, chưa có sản phẩm khác biệt, chưa có đội ngũ nhân sự giỏi đủ khả năng dự báo thị trường...
Dù vẫn còn khó khăn nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2010 vẫn có nhiều cơ hội để các ngân hàng Việt Nam tiếp tục phát triển.
Cạnh tranh gay gắt
Theo các cam kết khi gia nhập WTO, đến năm 2011 lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ hoàn toàn hội nhập và không còn sự phân biệt giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy, tại thời điểm này, rất nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài như HSBC, ANZ... đã bắt đầu mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất trong ngành tài chính ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài chú trọng đến việc khai thác thị trường bán lẻ nên đẩy mạnh thành lập thêm nhiều chi nhánh, cung cấp các dịch vụ tín dụng đa dạng. Bên cạnh lợi thế về vốn, sản phẩm và năng lực quản lý cao, họ còn có các đối tác toàn cầu chuyên nghiệp nên sẽ có những bước đi táo bạo nhằm chinh phục thị trường. Đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, những sản phẩm tín dụng đa dạng, thủ tục nhanh gọn... là những yếu tố của các ngân hàng ngoại đã thu hút được khá đông người tiêu dùng Việt Nam.
Trong khi đó, hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn chưa đồng đều. Vốn tự có của nhiều ngân hàng còn nhỏ, chỉ ở mức 3.000 tỉ đồng nhưng hiệu quả sử dụng vốn tự có chưa cao. Ngoài ra, phương án tăng vốn chưa hợp lý dẫn đến áp lực cổ tức phải chi trả.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm ACB dịp đầu năm 2010. Ảnh: C.T.V
Theo nhận định của TS Lê Thẩm Dương, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, phần lớn các ngân hàng Việt Nam chỉ có chiến lược kinh doanh ngắn hạn. Đặc biệt, rất ít ngân hàng tạo nên tính đa dạng và đưa ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình. Hơn nữa, cũng rất ít ngân hàng thương mại đạt được chuẩn về quản trị rủi ro.
Đồng quan điểm trên, TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho rằng chính sách tiền tệ vẫn đi theo hướng kiểm soát tín dụng thận trọng, biến động lãi suất theo hướng tăng và chi phí thu xếp vốn còn cao. Vì vậy, các ngân hàng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và nắm bắt được thời cơ trong bối cảnh khủng hoảng phải cần có đội ngũ đủ khả năng phân tích để dự báo thị trường.
Phát huy ưu thế
Hầu hết các ngân hàng ngoại đều đang nhắm đến nhóm khách hàng trung lưu và cao cấp vì đây cũng là tỉ lệ người sử dụng các dịch vụ ngân hàng đang gia tăng. Do đó, ngân hàng nội hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị phần khách hàng thu nhập trung bình và thấp nhờ mạng lưới rộng và đặc biệt là lợi thế đồng cảm về văn hóa. Theo thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện nay có khoảng 10% trong 86 triệu dân nước ta có tài khoản ngân hàng, trong khi thu nhập của người dân tăng nhanh là cơ hội rất lớn cho các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ bán lẻ, TS Lê Thẩm Dương nhấn mạnh các ngân hàng cần xây dựng hoạt động marketing, đưa ra được những sản phẩm có sự khác biệt cho người tiêu dùng. Đặc biệt phải đặt yếu tố rủi ro lên hàng đầu và xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro, đặc biệt về rủi ro chính sách. Trong hai năm qua, nhiều ngân hàng thương mại trong nước đã từng bước thực hiện được quá trình xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Trong đó, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được nhiều chuyên gia xem như một bài học kinh nghiệm trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh này.
Từ những nỗ lực không ngừng đó, ACB đã được khách hàng và cơ quan quản lý ghi nhận. Theo TS Lê Xuân Nghĩa, ACB đã đủ lực để cạnh tranh với bất kỳ ngân hàng ngoại nào cũng như đảm đương được những nhiệm vụ cao hơn trong thời gian tới.
ACB: Địa chỉ gửi tiền Theo ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc ACB, năm 2008 dù rất khó khăn nhưng ACB vẫn hoàn thành tốt kế hoạch. Năm 2009 ACB cũng hoàn thành kế hoạch đề ra và là ngân hàng duy nhất và đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam được cùng lúc vinh danh 6 giải thưởng quốc tế “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới bình chọn. “Những giải thưởng này ngoài ý nghĩa khẳng định sự thành công của ACB trong việc thiết lập và vận hành một mô hình hoạt động mang tính ổn định, bền vững cao mà còn xác tín rằng chiến lược của ACB cả về kinh doanh lẫn nhân sự là phù hợp và đúng đắn” - ông Lý Xuân Hải nói. |
(Theo Thiên Thanh // Nguoilaodong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com