Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước đang mua ngoại tệ như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước đang mua ngoại tệ như thế nào?
Tính chung từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 10 tỷ USD.

Cung ngoại tệ tiếp tục thuận lợi, hoạt động chuyển đổi sang VND thể hiện rõ và Ngân hàng Nhà nước đang mua vào. Nhưng, không phải tất cả các nguồn đều mua, mà có chọn lọc.

Trao đổi với VnEconomy cuối tuần qua, một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết liên tiếp những ngày qua, cơ quan này mua vào lượng ngoại tệ khá đều.

Đến tuần này, hoạt động mua vào tiếp tục thể hiện, điển hình như hôm qua (25/10), lượng mua vào khá lớn với khoảng 100 triệu USD.

Dự trữ ngoại tệ theo đó vẫn có xu hướng tăng. Tính chung từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào khoảng 10 tỷ USD; dự trữ ngoại tệ theo đó đã đảm bảo được khoảng 11 tuần nhập khẩu của nền kinh tế.

Trong dòng chảy ngoại tệ đó, có hai điểm được đặt ra xem xét: một là, mức độ của hoạt động chuyển đổi USD sang VND tranh thủ trạng thái -20% theo cơ chế hiện tại để tạo nguồn cho vay lãi suất cao; hai là, các ngân hàng phải thực hiện đóng trạng thái vàng với hẹn 25/11 tới, cầu VND lớn dùng để mua vàng, ngoài huy động được thì phải tạo thêm từ chuyển đổi ngoại tệ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VnEconomy, trong danh sách các ngân hàng bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước gần đây không có tên các thành viên đang chịu áp lực mua vàng để đóng trạng thái, mà chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh lớn.

Trường hợp chuyển đổi vốn tranh thủ giới hạn trạng thái để có nguồn VND cho vay lãi suất cao cũng hạn chế, bởi Ngân hàng Nhà nước mua vào có chọn lọc.

Cụ thể, trong các giao dịch chào bán, Ngân hàng Nhà nước sẽ chọn những ngân hàng thương mại có trạng thái dương quá, hoặc giao dịch bán ra đó không tạo trạng thái âm. Với trường hợp bán tạo trạng thái ngoại tệ âm, Ngân hàng Nhà nước sẽ không mua.

Việc lựa chọn trên có thể lý giải rằng: nếu những ngân hàng thương mại chuyển đổi vốn từ ngoại tệ, tạo trạng thái âm, thì chính họ sẽ là lực cầu tiềm tàng, phải mua vào cân bằng trạng thái trong tương lai. Lực cầu này sẽ góp phần tạo áp lực thêm cho tỷ giá USD/VND.

“Lọc” bớt hai nhu cầu chuyển đổi trên, dòng chảy ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang liên tục mua vào chủ yếu là từ nguồn cung của doanh nghiệp và dân cư. Tỷ giá USD/VND theo đó tiếp tục được giữ ổn định. Ngoài việc giữ vững cam kết biến động cả năm nay trong khoảng 2 - 3%, nếu tỷ giá bình quân liên ngân hàng hướng đến một năm không thay đổi thì cũng là bình thường.

(Theo Vneconomy)

  • Nợ xấu ngân hàng: Điểm nghẽn nền kinh tế
  • Ngân hàng Nhà nước đang mua ngoại tệ như thế nào?
  • Những NH tái cơ cấu chưa có phương án tối ưu
  • Chuẩn bị trình đề án Công ty mua bán nợ xấu
  • Hé lộ hậu trường thương vụ Sacombank
  • Hãm phanh nợ xấu ngân hàng
  • Bảo hiểm thất nghiệp đang bị lợi dụng
  • Vietcombank báo lãi hơn 3.237 tỷ đồng, tín dụng tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!