Bob Diamond (người kiếm được tới 40 triệu bảng mỗi năm) cảnh báo chính phủ về thuế phụ đánh vào các khoản tiền thưởng.
Chủ tịch của ngân hàng lớn thứ hai nước Anh ngày hôm nay đã úp mở đưa ra một sự đe dọa rằng những chuyên gia tài chính quý tộc của đất nước này sẽ cùng rời bỏ khỏi trung tâm City of London nếu chính phủ vẫn cứ áp đặt thuế phụ lên các khoản tiền thưởng. Bộ trưởng bộ tài chính Anh,Alistair Darling, thì lại kì vọng lớn vào việc dùng bản báo cáo ngân sách sơ bộ để đưa ra một loại thuế duy nhất đánh vào những khoản tiền thưởng quá dễ dãi của các ngân hàng nhằm làm dịu bớt sự bất bình của mọi người về những khoản lương tới 6 hay 7 con số chỉ vài tháng sau sự cứu trợ tài chính lên tới hàng tỉ bảng của chính phủ với các ngân hàng. Ông Bob Diamond, chủ tịch của ngân hàng Barclays và là người đứng đầu ngân hàng đầu tư Barclays Capital, cho rằng các cá nhân và doanh nghiệp có thể sẽ rời bỏ City of London nếu luật thuế mới được áp dụng. “Cả vốn tài chính và vốn nhân lực đều rất dễ lưu động”, ông cho biết. Những bình luận của ông được đưa ra khi công tyCity of London – công ty chi phối cả vùng Square Mile – cho rằng các dịch vụ tài chính đóng gớp tới 12% nguồn thu từ thuế của nước Anh. Điều này cảnh báo rằng nước Anh cũng sẽ thực hiện được chính sách đó thôi nhưng sẽ không thể bù đắp khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ mà không cần tới nguồn thu đó. Phát biểu tại hội nghị ở Sussex, ông Diamond cảnh báo rằng chính phủ có thể gây ra những thiệt hại thực sự với nền tài chính Anh trong một nỗ lực để có những bản tin không thành thật. “Xét về sự bù đắp, việc này mang đầy tính chính trị và vì truyền thông. Chúng tôi không nhận thấy nó (luật thuế với những khoản tiền thưởng của nhân viên ngân hàng) được ủng hộ theo những nguyên tắc đã được chấp nhận bởi G20. “Thực sự, nhận ra tầm quan trọng của việc những trung tâm tài chính được cân bằng trong mối tương quan với những nỗ lực điều chỉnh vốn, thanh toán và các khoản bù đắp là rất quan trọng. Tôi ủng hộ mạnh mẽNew YorkvàLondonnhư những trung tâm tài chính và chúng ta cũng đều mong muốn làm chúng lớn mạnh”. Trong một kịch bản tốt nhất, những khoản kiếm được của riêng ông Diamond từ những gói tiền thưởng khác nhau và những thúc đẩy khác về cổ phần có thể lên tới 40 triệu bảng trong năm 2006, mặc dù mức lương cơ bản của ông đứng khiêm tốn ở 250.000 bảng. Ngân hàng Barclays Capital của ông đang xem xét sẽ tăng lương cơ bản của nhân viên lên 150% do biện pháp thẳng tay của chính phủ với các khoản tiền thưởng – một sự bước chuyển có lẽ cũng sẽ được các đối thủ làm theo. Nhưng ngân hàng này chưa từng lấy quỹ từ những người nộp thuế của Anh. Ông Diamond, một người Mỹ mang quốc tịch Anh, đưa ra lý lẽ rằng cần có một sân chơi công bằng giữa những trung tâm tài chính nơi mà luật thuế đánh vào những khoản tiền thưởng dễ dàng đẩy nó vào sự nguy hiểm. Luật thuế này được kì vọng sẽ thu được trên mức thuế mới hiện tại là 50% các khoản thu nhập quá 150.000 bảng. Các ngân hàng cũng tranh cãi rằng họ đã kí vào các thỏa thuận quốc tế - được đàm phán tại hội nghị thượng định G20- giới hạn các mức lương của các nhân viên ngân hàng và yêu cầu hoãn lại nhiều hơn nữa các khoản tiền thưởng, trả theo cổ phần và phụ thuộc vào sự thu hồi các khoản trợ cấp không đúng đối tượng. Họ tin rằng điều này chỉ nên dừng ở mức vừa đủ và những biện pháp một phía của Anh có thể làm tổn hại chí tử đến trungtâmCityofLondon. Ông Stuart Fraser, chủ tịch ủy ban chính sách và các nguồn tài nguyên của công tyCity of London, nói về sự đóng góp của thị trường tài chính với nền kinh tế Anh: “Trước bản báo cáo ngân sách sơ bộ, bản báo cáo này đã nêu bật vai trò quan trọng mà ngành dịch vụ tài chính tiếp tục giữ trong việc tạo ra thu nhập cho chính phủ mặc cho những tác động liên tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính”. “Ngành dịch vụ này đóng góp một lượng đáng kể cho kho bạc Anh và sắp tới là 50% thuế và những thay đổi được đề xuất khác trong ngắn hạn có thể làm gia tăng thêm nữa. Tuy nhiên, luôn có một điểm giới hạn khi mà những thay đổi trong môi trường kinh doanh, cả về luật pháp và thuế, bắt đầu ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của cả một đất nước và gây tổn hại khả năng thu hút những người tài năng nhất, những người có thể sẽ chuyển tới những thị trường tài chính đối thủ khác”. David Buik, nhà chiến lược trưởng về thương lượng của BGC Partners, nói rằng: “Tôi đã bắt đầu nghĩ rằng tôi chỉ là một tiếng nói đơn độc trong việc bảo vệ City ofLondon. Tạ ơn Chúa vì vẫn còn một người như ông Diamond, người hiểu rõ sự tổn hại có thể xảy ra nếu luật thuế này được áp dụng.” Tuy nhiên, người lãnh đạo của Tory David Cameron dường như đưa ra sự ủng hộ với luật thuế trên khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn cũng tại hội nghị mà ông Diamond có tham dự. Ông cho biết:” Trong những thời kì ngoại lệ trước đậy, đã từng có những khoản thuế ngoại lệ”. Ông tiếp tục đề cập tới luật thuế của Lord Howe đánh vào những khoản thu nhập quá dễ dàng của các ngân hàng vào năm 1981 và cho rằng: “ Việc luật thuế trên sẽ dẫn tới những tổn hại không nhất thiết sẽ trở thành hiện thực.”
(Theo H.V // Stockbiz // Independent).
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com