Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hiện đã bắt tay hợp tác với chính phủ, thậm chí hai bên đã hoãn kỳ hạn thi hành Hiệp định Basel II (Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn). Điều này đã khiến các nhà đầu cơ quốc tế bất ngờ. Giữa Đảng Dân chủ Nhật Bản và Quỹ phòng ngừa rủi ro toàn cầu đang diễn trò “mèo vờn chuột”, hơn nữa gần đây trò chơi này đã trở nên thú vị hơn. “Con chuột” đương nhiên chính là Đảng Dân chủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản. Đảng Dân chủ từ khi lên cầm quyền đã bắt đầu nảy sinh vấn đề về độ tin cậy giữa họ với các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do Đảng Dân chủ đã gặp nhiều thất bại về các biện pháp công.
Thị trường chứng khoán tăng điểm khiến nhiều người bất an, dưới áp lực nợ công khổng lồ, các nhà đầu tư vẫn không thể làm rõ những sách lược nào của Đảng Dân chủ có thể khôi phục tăng trưởng lâu dài cho nền kinh tế Nhật Bản. Tương tự như vậy, BoJ cũng đang phải đối mặt với vấn đề về độ tin cậy, họ đã bảo hộ quá mức tính độc lập của một ngân hàng trung ương. Điều này không những không giải quyết được vấn đề, trái lại lại trở thành một phần của vấn đề.
“Sự bồn chồn của những chú mèo”
Hiện các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng mất lòng tin vào Nhật Bản, nên giá cổ phiếu liên tục sụt giảm cho dù thị trường cổ phiếu vẫn tiếp tục đảo chiều, đặc biệt là tại châu Á. Được khuyến khích từ 3 nhân tố lớn, Quỹ phòng ngừa rủi ro và các nhà đầu cơ quốc tế khác (được ví như những con mèo) đã mạnh dạn can thiệp tích cực hơn nữa. Ba nhân tố này đó là: Thái độ bất ổn định của tân chính quyền Nhật Bản với các chính sách đồng Yên; Kinh tế và thị trường cổ phiếu Nhật Bản cùng sụt giảm mạnh; Bất luận là ngân hàng lớn, trái khoán của chính phủ Nhật Bản hay các nhà xuất khẩu chủ yếu, đến cuối năm nay đều có nhu cầu phát hành trái phiếu mới.
“Sự phản công của những chú chuột”
Tuy nhiên điều khiến các nhà đầu cơ kinh ngạc đó là , những chú chuột (Đảng Dân chủ và BoJ) đang có ý phản công lại. Đảng Dân chủ đã thông qua dự thảo bổ sung ngân sách 7000 tỷ Yên. Song điều quan trọng hơn, BoJ đã tuyên bố phối hợp với Đảng Dân chủ tung ra gói kích cầu 10000 tỷ Yên nhằm cung cấp thêm dòng chảy vốn cho thị trường, để đối phó với các vấn đề kinh tế trong nước, nhưng cho đến nay vẫn chỉ là sự trông ngóng.
Phản ứng của thị trường chứng khoán Nhật Bản và đồng Yên là trực tiếp và tích cực. Chỉ số Nikkei 225 đảo chiều, với biên độ tăng đạt 11,6%, còn tỷ giá đồng Yên đã nhanh chóng khôi phục từ mức 1USD/84,81Yen lên 1USD/90,76Yen.
Tuy nhiên, nỗ lực của “những chú chuột” vẫn chưa hết, Nhật Bản, Pháp và Đức vẫn đang khó khăn để vận động, muốn kéo dài hạn chót thực thi nhu cầu bổ sung vốn chặt chẽ hơn trong Hiệp định Basel II mới. Theo Tạp chí tài chính Nikkei, Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu trên thực tế, đã đồng ý gia hạn thời gian chuyển tiếp là 10 năm, bắt đầu từ năm 2012 dự kiến sẽ gia hạn sau năm 2020. Bởi vì các khoản tín dụng của các ngân hàng đã đủ co hẹp, việc đáp ứng nhu cầu của Hiệp định Basel II trên thực tế là làm gián đoạn hoạt động của các công ty vừa và nhỏ.
Mặc dù, Mỹ và Anh vẫn có thể thi hành tỷ lệ bổ sung vốn này trong năm 2012, nhưng các biện pháp trì hoãn của Nhật Bản đã kích thích mạnh mẽ cổ phiếu của khối ngân hàng. Trong ngày 16/12, mức tăng cổ phiếu của ba ngân hàng lớn tại Nhật Bản Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui và Mizuho Financial đều đạt từ 4% -16%. Điều này đã khiến nhiều người mơ tưởng. Nhưng nếu Âu – Mỹ cũng đưa ra biện pháp tương tự như của Nhật Bản thì tình hình sẽ ra sao?
( Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com