Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Sao NHNN không ôm tất cả NH yếu kém, lập thành NH tên là Tái cấu trúc?

chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Nguồn gốc ảnh: Internet

Theo chuyên gia, các NH cổ phần hóa rồi thì phải có trách nhiệm với cổ đông. Tại sao NHNN lại bắt cổ đông của ngân hàng lớn gánh cái nợ của các NH yếu kém?

Trong một lần nói chuyện với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành chia sẻ, ông đã nhiều lần nêu quan điểm rằng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là "không làm gì cả".

Thưa ông, tại sao ông lại cho rằng việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Việt Nam là “không làm gì cả?”

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Năm 2012, NHNN tổng hợp phân loại ra được 9 NH yếu kém. Cho hợp nhất 3 anh. Các anh còn lại loay hoay hoài đến giờ vẫn còn có anh chưa xử lý xong. Nhưng không phải chỉ có 9 anh đấy. Khi đó có 49 NHTMCP, đâu phải toàn NH mạnh khỏe đâu.

Tiêu chí để xác định NH mạnh khỏe theo thông lệ quốc tế là Basel. Nhưng ở Việt Nam, đưa ra Thông tư 02 rồi, các NH nói là không làm được và xin hoãn. Tại sao NH xin hoãn? Vì nếu kê khai đầy đủ rõ ràng thì sẽ không đủ tiền mà trích lập dự phòng. Khai đúng thì nợ xấu phải mấy chục %. NH khi đó phải đứng ngoài quy định pháp luật, đứng ngoài Basel mà hoạt động.

Vậy, khi chúng ta không muốn nhìn thấy sự thật thì việc tái cấu trúc là chẳng làm gì cả.

Còn nữa, nếu áp dụng luật phá sản để thanh lý NH thì thế nào? Cũng chưa có quy định cụ thể về xử lý tài sản và tài khoản tại NH. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi thì chỉ bảo đảm 50 triệu đồng cho 1 tài khoản.

Theo chủ trương của nhà nước thì đến năm 2017, phải làm sao để hệ thống còn 15 Ngân hàng thôi. Mấy chục Ngân hàng kia làm sao phải biến mất bằng cách hợp nhất, sáp nhập chứ không để cho họ “chết”.

Nhưng không thể cứ sáp nhập những ngân hàng yếu kém với nhau được, phải có những ngân hàng lớn “đỡ” cho. Mấy ngân hàng lớn đó có đủ sức không? Mà tại sao lại bắt họ phải ôm những kẻ ốm yếu ấy vào người? Các NH cổ phần hóa rồi thì phải có trách nhiệm với cổ đông. Tại sao bắt cổ đông gánh cái nợ của các NH yếu kém mà Nhà nước buộc nhận được? Không có luật nào quy định bắt cổ đông phải chấp nhận những mất mát phi lý như thế. Chính vì thế mà công cuộc tái cơ cấu này vẫn coi như không có giải pháp.

Có người nói mấy NHTM Nhà nước đủ sức đỡ những ngân hàng yếu kém kia. Thế nếu tất cả NH yếu kém đẩy cho quốc doanh thì có phải là trở thành NH của nhà nước luôn không? Vậy thì sao nhà nước không thành lập một ngân hàng đặc biệt, ôm tất cả bọn yếu kém đó vào thành một ngân hàng đặt tên là “Ngân hàng tái cấu trúc” để không ảnh hưởng đến các NH lớn khác?

Thưa ông, vừa qua Thống đốc NHNN có nói trong 6 tháng cuối năm sẽ tái cấu trúc cả những ngân hàng lớn. Theo ông thì cần làm những gì cho công cuộc tái cơ cấu Ngân hàng lớn ấy?

Cái này phải hỏi Thống đốc. Nhiều khi người ta nói mà cũng chưa biết phải làm như thế nào. Tại sao Việt Nam phải có 5, 6 Ngân hàng quốc doanh làm gì? Bởi vì mỗi Ngân hàng được thành lập là để thực hiện một phận sự của nó. Ví dụ như Agribank chỉ thực hiện phận sự cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và phát triển có chức năng cho vay trong lĩnh vực đầu tư phát triển…

Hoạt động theo mục đích thành lập ra chứ anh nào cũng muốn làm mọi việc, cho vay trong mọi lĩnh vực thì không hợp lý. Nếu lĩnh vực ngoại thương, lĩnh vực nông nghiệp không đủ cho anh hoạt động thì sao không gộp luôn 5 NH quốc doanh đó thành một? Mỗi anh thành một bộ phận của một ngân hàng chung gọi là NHTM nhà nước!

Thế mới nói, không có tư duy rõ ràng, không có mục đích rõ ràng thì cũng chỉ có các chính sách mù mờ.

Làm gì cũng phải biết rõ mục đích đã. Tái cơ cấu đã đi đến đâu? Kết quả tái cơ cấu là gì? Ít nhất phải biết điểm đi và điểm đến. Phải biết là có cơ sở luật pháp để thực hiện mục đích ấy không? Thì hiện giờ là vẫn chưa có.

Vậy theo ông, NHNN phải làm gì?

Nếu tôi là Thống đốc NHNN, có thể quyết định ngay là chỉ đạo các NHTM cho Doanh nghiệp vay với lãi suất 5-6% đối với các dự án phát triển khả thi, có khả năng hoàn trả vốn. Lãi suất cho vay bây giờ có là 10% thì vẫn là khó khăn với doanh nghiệp.

NH trung ương sẽ cho NHTM vay với lãi suất 2-3%. Như ở Mỹ, NHTW cho NHTM vay với lãi suất 0% để NHTM cho Doanh nghiệp vay với lãi suất 2%. Nhật, châu Âu cũng thế. Vì sao? Vì NHNN là NH của các NH.

Việt Nam mình không có ai đi học về Ngân hàng trung ương. NHNN đang điều hành hệ thống với tư duy của ngân hàng thương mại, nên mới đi nói là "lãi suất cho vay cao bởi vì lãi suất huy động cao". Trong khi đó, NHNN là cơ quan giải quyết các vấn đề tiền tệ cho chính phủ, cho nền kinh tế. Nói ngắn gọn, đó là tổ chức điều tiết lưu lượng tiền tệ không nhiều không ít để nền kinh tế ổn định và bền vững. Ví như ông trời điều tiết nước không để ruộng khô mà lúa cháy cũng như không để ruộng ngập mà lúa úng. Phải làm sao để Doanh nghiệp đủ phương tiện vận động. Doanh nghiệp hết khó thì ngân hàng cũng sẽ hết khó.

Với ý kiến này thì có người đặt câu hỏi là NHNN lấy tiền đâu cho NHTM vay?

Như tôi đã nói ở trên, tại vì mình không có một khái niệm nào về vai trò của NHTW, NHNN nên mới có một câu hỏi như thế.

NHTW là nguồn tiền vô hạn của một quốc gia. Không cần in tiền! Người ta dùng hình thức ghi sổ chứ đâu cần in tiền. Bên Mỹ, lưu lượng tiền là bao nhiêu nghìn tỷ nhưng số lượng tờ giấy bạc đâu đến con số đó. Tiền không phải là giấy bạc mà là phương tiện thanh toán. Chỉ thế thôi.

Trong hệ thống NH tiên tiến thì NHTW là nơi phát hành tiền tài khoản, tiền giấy bạc. NHTW được Luật pháp cho phép phát hành tiền với điều kiện phải thận trọng trong việc điều tiết nguồn tiền. Tiền là ở anh chứ ở đâu? Anh không hiểu nên mới không làm được. Năm 1946, khi nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành lập, làm gì có tiền? Phải in tiền Hồ Chí Minh ra để sử dụng. Đó mới là NHTW của một đất nước. NHTW cứ tạo tiền, quan trọng là năng quản lý, điều tiết được lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế với mục tiêu cuối cùng là tạo ra công ăn việc làm cho người dân.

Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ này.

Hồng Hà

Theo Trí Thức Trẻ

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh tế thế giới: Thị trường châu Á "không quá tệ như nhiều người nhận xét"
  • Nợ xấu “đẹp dần”, chưa tan nỗi lo
  • “Chúng tôi không dám dừng dự án bauxite!”
  • Bất động sản, vàng, chứng khoán... đầu tư vào đâu?
  • Còn “đất” để hạ lãi vay xuống 10%
  • Kinh tế đầu năm: Đã có những chuyển biến tích cực
  • Standard Chartered: 6 kênh giải quyết nợ xấu Việt Nam
  • Nợ xấu, đến hẹn có ùa về?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!