Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đo sức cạnh tranh

Cuộc khủng hoảng tài chính khuấy động nền kinh tế toàn cầu trong những tháng gần đây là một cách nhắc nhở thuyết phục nhất sự phụ thuộc chặt chẽ về kinh tế của thế giới ngày nay. Báo DĐDN xin giới thiệu 6 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng mức độ cạnh tranh các nước do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thực hiện hồi đầu tháng 10.

WEF điều tra ý kiến của 12.000 lãnh đạo doanh nghiệp ở 134 quốc gia và dựa trên dữ liệu kinh tế công khai có thể thu được để đưa ra sự xếp hạng này.
1. Mỹ
Là quốc gia có kích cỡ thị trường lớn nhất thế giới, đứng thứ 1 về sáng tạo và thứ 5 về giáo dục, đào tạo, nước Mỹ tiếp tục giữ được vị trí là quốc gia có sức cạnh tranh số 1 thế giới. Hàng loạt đặc điểm mạnh mẽ về cấu trúc như hệ thống doanh nghiệp, các trường đại học tuyệt vời và các sáng chế đỉnh cao giúp cho kinh tế Mỹ có quyền lực ngoại lệ và năng suất đặc biệt. Chúng cũng giúp giảm nhẹ những cú sốc với nền kinh tế Mỹ như sự khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Tuy nhiên, dù là nền kinh tế lớn nhất toàn cầu nhưng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong những năm gần đây đã làm suy yếu vị trí đứng đầu thế giới của Mỹ và làm gia tăng khoản nợ của nhà nước. Điều đó có thể hạn chế tính linh hoạt trong chính sách tài chính tương lai và khiến Mỹ dễ bị tổn thương đối với các ảnh hưởng từ bên ngoài.
2. Thuỵ Sĩ
Kích cỡ thị trường đứng thứ 37, độ sáng tạo thứ 3, giáo dục đào tạo đứng thứ 7. Quốc gia nhỏ bé ở dãy Alpine này có nhiều thứ để nói hơn chỉ là các ngân hàng và vẻ đẹp tự nhiên. Thuỵ Sĩ đầu tư nhiều với tốc độ mạnh vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên quan đến sự sáng tạo. bên cạnh đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa một văn hóa doanh nghiệp tinh vi với các đại học hàng đầu thế giới. Điều đó có nghĩa rằng những dự án nghiên cứu dễ dàng triển khai ra ngoài phòng thí nghiệm và đưa vào sản xuất hàng loạt. Sự bảo vệ nghiêm ngặt sở hữu trí tuệ cá nhân ở Thuỵ Sĩ giúp thúc đẩy việc cấp bằng sáng chế ở đây và quốc gia này đứng thứ sáu về hoạt động đó dù cho đất nước nhỏ bé.
3. Đan Mạch
Kích cỡ thị trường đứng thứ 46, độ sáng tạo thứ 10, giáo dục đào tạo đứng thứ 2. Giống như các quốc gia đối tác Bắc Âu, Đan Mạch đạt được vị trí thứ 3 năm ngoái và chứng tỏ tiềm năng còn tiến xa trên bảng xếp hạng. Đan Mạch đã tổng kiểm tra thị trường lao động để giúp tạo nên môi trường linh hoạt cho cả doanh nghiệp và người lao động. Đan Mạch cũng kiêu hãnh về danh hiệu là nền kinh tế được điều hành tốt nhất và có sự minh bạch nhất về tài chính trên thế giới. Thêm vào đó, một sự tập trung mạnh mẽ vào giáo dục và chăm sóc y tế chất lượng cao đã giúp Đan Mạch luôn vững mạnh. Tuy nhiên, thuế ở Đan Mạch thuộc hàng cao nhất trong Cộng đồng Châu Âu.
4. Thụy Điển
Kích cỡ thị trường đứng thứ 32, độ sáng tạo thứ 5, giáo dục đào tạo thứ 3. Là quê hương của hàng loạt tập đoàn tầm cỡ thế giới như Ericsson, Electrolux, Ikea...Thuỵ Điển tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2008 với tư cách là quốc gia có sức cạnh tranh mạnh thứ 4 của thế giới. Quốc gia đông dân nhất bán đảo Scandinavi có thể chế tài chính mạnh mẽ với các đặc điểm của một môi trường kinh doanh đúng pháp luật và sự minh bạch trong chính sách của chính phủ. Thuỵ Điển cũng đạt điểm cao trong giáo dục, đào tạo và có độ sẵn sàng cao về công nghệ. Tuy nhiên thuế cao và thị trường lao động kém linh hoạt có thể cản trở hiệu quả.
5. Singapore
Kích cỡ thị trường đứng thứ 53, độ sáng tạo thứ 11, giáo dục đào tạo thứ 8. Quốc gia thành phố hòn đảo thuộc Đông Nam Á này đã vươn lên vị trí thứ 5 từ số 7 năm ngoái, phần lớn nhờ kết quả của một cơ cấu tổ chức chính quyền mạnh. Chính phủ Singapore là minh bạch nhất, ít lãng phí nhất và không phải là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
6. Phần Lan
Kích cỡ thị trường đứng thứ 50, độ sáng tạo đứng thứ 2, giáo dục đào tạo đứng thứ 1. Là quê nhà của hãng điện thoại di động khổng lồ Nokia, Phần Lan tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn cao trong nước và được nâng đỡ bởi một môi trường kinh doanh tinh vi và lực lượng lao động linh hoạt. Quốc gia này đứng đầu thế thế về khả năng làm việc của các nhà khoa học và kỹ sư, đồng thời có hệ thống giáo dục thuộc hạng đứng đầu thế giới. Thế hệ trẻ của Phần Lan dường như sẽ tiếp tục mang ảnh hưởng của đất nước vào tương lai. Phần Lan còn đứng nhất thế giới về y tế và giáo dục tiểu học.
Theo xếp hạng của WEF, Việt Nam đứng thứ 70 (trên Philippines: 71, dưới Indonesia: 55, Thái Lan: 34, Malaysia: 21 trong khu vực Đông Nam Á). Các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Brazil, Nga và Trung Quốc (thứ 30) đều đứng ở tốp nửa trên của bảng xếp hạng. tuy nhiên họ cũng chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng thế giới nên không dễ thay đổi vị trí.

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử
  • Ẩn số quan hệ giữa ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam
  • Bài học mang tên Lehman Brothers
  • Thế giới đối mặt với năm mối đe dọa
  • Vụ bê bối kinh ngạc ở ngân hàng chính sách Đức
  • Rộng đường cho vốn nước ngoài
  • Hệ thống ngân hàng khuyến khích trò đỏ đen
  • Khủng hoảnng tín dụng còn kéo dài đến năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!