Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải mã lợi nhuận ngân hàng

Vì sao các ngân hàng vẫn công bố lãi lớn, trong khi tình hình chung của nền kinh tế được ghi nhận là còn rất khó khăn, lãi suất huy động VND được một số ngân hàng nâng lên sát trần so với lãi suất quy định?

 


Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt là nguyên nhân chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

 Từ ngày 1/7/2009, Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản VND vẫn giữ nguyên mức 7%/năm; trong khi đó, nhiều ngân hàng tiếp tục nâng lãi suất huy động VND lên sát với trần lãi suất cho vay (Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa áp dụng mức 10,2%/năm, so với trần cho vay 10,5%/năm). 

Câu hỏi đặt ra là liệu lợi nhuận của các ngân hàng có bị ảnh hưởng? Trái với lo ngại đó, cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2009, các ngân hàng liên tục công bố kết quả kinh doanh khả quan, từ những tên tuổi lâu năm đến những “tân binh” vừa gia nhập thị trường tài chính. 

Thông cáo của Ngân hàng TMCP Hàng hải (Maritime Bank) cho hay, tính đến hết ngày 30/6/2009, lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank đã chốt ở con số 585 tỷ đồng; trích lập dự phòng rủi ro khoảng 112 tỷ đồng, thì lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank đạt 473 tỷ đồng. Lãnh đạo Maritime Bank tự tin khẳng định, trong điều kiện tình hình kinh tế tiếp tục có những tín hiệu ấm lên như hiện nay, việc vượt chỉ tiêu về mọi mặt so với kế hoạch đề ra của Maritime Bank là trong tầm tay. 

Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) cho biết, lợi nhuận trước thuế của DongA Bank tính đến cuối tháng 6/2009 là 385 tỷ đồng, đạt 51% kế hoạch năm 2009… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng công bố đạt lợi nhuận 171 tỷ đồng, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đạt mức lợi nhuận 250 tỷ đồng, tương đương 74,4% so với kế hoạch năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) công bố đạt 380 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Một tên tuổi mới toanh trong khối ngân hàng là Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietBank) cũng công bố con số lợi nhuận ấn tượng, đạt 340 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 12.000 tỷ đồng, tổng dư nợ 5.500 tỷ đồng...

Tuy chưa công bố chi tiết những phân khúc khách hàng trong tổng số lợi nhuận đó, nhưng sự thật hiển nhiên là các ngân hàng vẫn có lãi và lãi lớn trong điều kiện chung đang rất khó khăn.
Giải mã điều tưởng như nghịch lý trên, ông Đỗ Trung Thành, Phó tổng giám đốc thường trực Maritime Bank cho hay, sở dĩ có kết quả trên là do đơn vị đã đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng, đồng thời triển khai nhiều chương trình ưu đãi, tặng quà hấp dẫn trong suốt 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, Maritime Bank rất thành công trong việc phát triển mạng lưới khách hàng DN bằng các hợp đồng đã được ký kết với nhiều DN lớn.

DongABank cũng triển khai nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính thiết thực tới nhiều đối tượng khách hàng, như vay 24 phút - sản phẩm tín dụng dành cho nhân viên văn phòng, tiểu thương, công nhân, sinh viên; thẻ Dr Card; mua sắm Shopping Card… Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng là một trong những ngân hàng có quan hệ tín dụng với khối lượng DN lớn. Trong đó, số lượng khách hàng người Hoa thuộc khu vực TP.HCM chiếm tỷ lệ tương đối. Chính việc phát triển tín dụng tốt, kéo theo nguồn thu từ dịch vụ tăng là điều kiện tốt để SCB hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. 

“Lợi nhuận của ngân hàng có nhiều nguồn, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn giữ vai trò quan trọng; tại Maritime Bank, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm 60 - 65% tổng lợi nhuận”, ông Đỗ Trung Thành nói và nhấn mạnh rằng, tín dụng vẫn là hoạt động gốc của ngân hàng, kéo theo đó mới là các hoạt động dịch vụ và khách hàng khác, giúp ngân hàng tăng thu từ các khoản phí, như dịch vụ chuyển tiền, tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu, ngoại hối, thanh toán... 

Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng khá “ổn” (Vietcombank đạt 2.450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, trong đó nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm 70%; Sacombank cũng đạt tỷ lệ 60% nguồn thu từ tín dụng trong số 900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế...). Chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu dần phát huy tác dụng được xem là nguyên nhân đẩy dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt, đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay.

Tuy vậy, không phải ngân hàng nào cũng đạt được mức lợi nhuận khả quan ở hoạt động tín dụng, dù nguồn thu từ tín dụng chiếm khá cao trong tổng thu của các ngân hàng. Đơn cử, lợi nhuận tháng 5/2009 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) là 168 tỷ đồng, nhưng chỉ có khoảng 30 tỷ đồng từ tín dụng, phần còn lại chủ yếu là từ hoạt động tài trợ thương mại, kinh doanh tiền tệ... Trong khi đó, nguồn thu từ tín dụng của ngân hàng này chiếm trung bình khoảng 55%... Trong số 340 tỷ đồng lợi nhuận của LienVietBank, cũng có đến 80% là từ dịch vụ và các sản phẩm phái sinh.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng TMCP tại Hà Nội cho hay, một yếu tố nữa làm nên lợi nhuận của các ngân hàng là hoạt động đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là trái phiếu. Do trái phiếu có lãi suất cao (cuối năm 2008, lãi suất trái phiếu lên đến 16%/năm) và ổn định, nên các ngân hàng thương mại đã đầu tư vào trái phiếu đều có lãi khá lớn, khoảng vài trăm đến vài nghìn tỷ đồng.

Một “cửa” nữa để các ngân hàng thu lợi trong bối cảnh chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ngày càng bị thu hẹp chính là các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Các khoản vay này không bị “gò” theo trần lãi suất, mà được thực hiện theo cơ chế thỏa thuận, với lãi suất phổ biến 12 - 16,5%/năm.

 

(Theo Bá Kiên - Thùy Vinh // Báo đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Dòng vốn FDI toàn cầu sẽ phục hồi trong năm tới?
  • Lợi nhuận "nóng" có mâu thuẫn với tăng trưởng bền vững?
  • Cơ chế hỗ trợ lãi suất đáp ứng mục tiêu kích cầu
  • Chính phủ thực hiện gói kích cầu là cần thiết
  • Đáng kể về “lượng” nhưng bao giờ đáng chú ý về “chất”?
  • Vòng xoáy lạm phát, cung tiền
  • Tín dụng ngân hàng “bơm” bong bóng bất động sản?
  • Khống chế khả năng tái lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!