Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải pháp cho bình ổn lãi suât

Cuộc đua lãi suất có chiều hướng ngày một “quyết liệt” khi mà nhiều ngân hàng mới đây đã công bố lãi suất huy động ở mức 13,5% còn lãi suất cho vay theo thoả thuận có ngân hàng lên tới 19-20%. Nhiều chuyên gia cho rằng, để hạn chế nó phải xem lại chính sách điều hành và nhất quán trong thực thi các biện pháp cấp bách.
 
Cuộc đua lãi suất vẫn chưa có điểm dừng?


Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) mới đây đã ký quyết định điều chỉnh lãi suất tiết kiệm VNĐ với sản phẩm tiết kiệm bậc thang. Sau lần điều chỉnh này, lãi suất tiết kiệm cao nhất mà khách hàng có thể được hưởng tại SHB lên tới 13,5%/năm. SHB chỉ là một trong số các ngân hàng thương mại có những động thái nâng lãi suất lên cao để thu hút tiền gửi của khách hàng.  Tính đến thời điểm này, lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng đã được nâng lên mức 13%/năm, tăng 1% so với mức lãi suất đồng thuận mà Hiệp hội Ngân hàng đưa ra trước đó.

Theo thông tin từ NHNN, trong tuần qua lãi suất cho vay tăng khoảng 1 - 1,2%/năm so với tuần trước. Hiện lãi suất cho vay đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, chi phí sản xuất doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực được ưu tiên phổ biến ở mức 12 - 12,75%/năm; đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh khác từ 13 - 16%/năm. Riêng đối với cho vay tiêu dùng và các mục đích khác lãi suất lên tới 20 - 21%. Lãi suất huy động nóng lên từng ngày. Có ngân hàng thậm chí đã chấp nhận mức lãi suất lên tới 14,5 - 15% /năm để giữ chân khách hàng.

Nhiều ngân hàng thừa nhận, họ bị buộc phải tham gia vào cuộc đua này nếu không sẽ có nguy cơ bị rút hết vốn. Thậm chí cuộc chơi giữa các liên ngân hàng cũng đang nóng từng ngày. Đại diện một ngân hàng thương mại tiết lộ, đã phải vay ngân hàng khác với lãi suất “qua đêm” tới 19%.

“Kìm cương con ngựa lãi suất”

TS Nguyễn Trí Hiếu – Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng ABbank thừa nhận, hiện đang xảy ra thực trạng là ngân hàng nhỏ dùng lãi suất để hút vốn từ ngân hàng lớn, ngân hàng lớn sợ mất vốn lại chạy đua với ngân hàng nhỏ. “Các ngân hàng đang tự đưa mình vào thế bị động khi “chiều theo sự mặc cả” của khách hàng trong việc huy động vốn. Đây chính là yếu tố khiến cho chính sách tiền tệ rơi vào thế hỗn loạn.

Bàn về giải pháp “kìm cương con ngựa lãi suất”, ông Hiếu cho rằng, cần thiết nhất hiện nay là phải xem lại chính sách điều hành. Mà theo ông Hiếu, nếu ta đã theo cơ chế thị trường thì sẽ phải theo đến cùng. Dù thừa nhận việc thả nổi lãi suất sẽ tạo thành một cơn bão nâng lãi suất trong các ngân hàng thương mại, song đó chỉ là trong thời gian ngắn hạn. Trong trung hạn và dài hạn, các ngân hàng không có khả năng tiếp tục nâng lãi suất. Bởi chỉ đến mức nào đó, tiền họ thu vào sẽ không có doanh nghiệp nào dám vay nữa, vì họ không thể bắt các doanh nghiệp trả lãi với mức cao chót vót quá 20%. “Cái gì cũng có điểm dừng của nó. Tự cơ chế thị trường, sự gặp gỡ của cung và cầu sẽ định mức được, lúc đó mặt bằng lãi suất sẽ tự khắc ổn định”.

Còn lý giải cho tình trạng tại sao các ngân hàng thương mại đã đồng thuận với mức lãi suất huy động 12% mà vẫn đua nhau đẩy lãi suất lên cao hơn, các chuyên gia trong ngành cho rằng, vấn đề này còn  phụ thuộc vào động thái của NHNN. Bản thân các NHTM cũng không thể chủ động hoàn toàn trong vấn đề lãi suất. NHNN và Ủy ban Giám sát tài chính đưa ra những tuyên bố mà không căn cứ vào thực tế thị trường và hoạt động của các NHTM.

Một lãnh đạo của Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng như hiện nay sẽ kéo theo những ngân hàng muốn “yên ả” cũng phải lao vào, điều đó khiến thị trường này càng thêm căng thẳng.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đồng nội tệ và câu chuyện niềm tin
  • FED sẽ tung ra 600 tỷ USD để "cứu vãn" nền kinh tế
  • Mặt bằng bán lẻ cao cấp: Cửa vẫn... ngỏ
  • Lãi suất “cấm cửa” người vay
  • Rỗi rãi, lai rai rồi cật lực
  • Tìm lời giải cho bài toán cơ sở hạ tầng (Bài 1)
  • Xu hướng đầu tư mới
  • Nợ công ở ngưỡng an toàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!