Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thể áp dụng công thức lãi suất của thế giới

 Một trong những giải pháp kiềm chế lạm phát trên thế giới là tăng lãi suất để hút tín dụng.

Tuy nhiên, biện pháp này khó mà áp dụng thành công ở Việt Nam bởi lẽ trong hệ thống các ngân hàng ở nước ngoài, người gửi tiền tiết kiệm thường là doanh nghiệp, người đi vay lại là người dân. Chính vì thế, khi có dấu hiệu lạm phát, ngân hàng sẽ tăng lãi suất và khi ấy người dân sẽ hạn chế vay lại. Thế nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, gửi tiền đa số là người dân, người đi vay chủ yếu là doanh nghiệp. Bởi vậy biện pháp tăng lãi suất sẽ không khả thi trong bối cảnh của chúng ta.

Phải dựa vào tình hình kinh tế của từng nước để tìm rõ nguyên nhân của lạm phát. Theo ông Khổng Văn Minh, Giám đốc đầu tư Quỹ Jaccar, năm 2008 lạm phát toàn cầu xảy ra và nguyên nhân là do phí đẩy rất lớn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì không phải vậy. Nếu nói lạm phát của chúng ta hiện nay do phí đẩy là chưa chính xác. Bởi một điều dễ hiểu, khi giá cả tăng, người dân sẽ đi tích trữ hàng hóa tiêu dùng. Hành động này là phản ứng hành vi tiêu dùng chứ không phải dấu hiệu của lạm phát. Vậy nên càng tăng lãi suất hơn nữa càng nguy hiểm. Bởi như vậy vô hình chung giải pháp giảm lạm phát chung của thế giới sẽ tạo tác động ngược. Như thế càng làm giá cả hàng hóa tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tài chính của doanh nghiệp. “Chính sách tiền tệ cần giảm liều gấp, nếu lãi suất vẫn cao như hiện nay sẽ giết chết doanh nghiệp” - ông Minh nói.

Trong khi giải pháp tăng lãi suất là bất khả thi, chúng ta chỉ còn cách là phải tiếp tục cắt giảm chi tiêu công, lấy tiền đó hỗ trợ vốn cho những doanh nghiệp, miễn thuế có kỳ hạn cho doanh nghiệp, ưu tiên vốn cho nông nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng mọi cách phải nâng nguồn dự trữ tiền đồng để giảm áp lực cho Chính phủ.

Bài toán chống lạm phát theo Nghị quyết 11 đang có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kiểm tra chặt chẽ hơn nữa hoạt động của thị trường USD. để thị trường USD chợ đen lén lút mua bán trở lại sẽ làm cho tỉ giá mất ổn định dẫn đến giá cả tăng và phí đẩy sẽ tăng. Ông Minh nhấn mạnh:“Vai trò của quản lý thị trường ngoài việc tăng cường kiểm tra, còn phải tạo ra tâm lý tích cực cho người dân bằng thái độ đúng mực và kiên quyết thực hiện” - ông Minh nhấn mạnh.

(Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chuyên gia Huỳnh Thế Du: Thuế lạm phát
  • Vẫn lùng bùng thị trường USD
  • Nói và làm: Tập đoàn Nhà nước ngập ngừng bán USD
  • Bất ổn vĩ mô cực kỳ nghiêm trọng…
  • Siết USD để hỗ trợ tiền đồng
  • Báo động sai số tài chính
  • Tréo ngoe nhà “thu nhập thấp”
  • “Vượt rào” lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!