Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo động sai số tài chính

Nhà nước cần có biện pháp chế tài như phạt nặng hoặc đình chỉ niêm yết những đơn vị thường báo cáo tài chính sai sự thật.

Đến ngày 5-4, mới có khoảng 310/667 doanh nghiệp (DN) và chứng chỉ quỹ trên 2 sàn chứng khoán công bố báo cáo tài chính đã qua soát xét của kiểm toán năm 2010. Rất nhiều đơn vị có số liệu báo cáo tài chính chênh lệch âm khá lớn so với báo cáo ban đầu.

Lợi nhuận sau kiểm toán của nhiều doanh nghiệp bị giảm mạnh làm cho nhà đầu tư giảm niềm tin. Ảnh: Hồng Thúy

Viện dẫn nhiều lý do

Theo báo cáo ban đầu, lợi nhuận sau thuế năm 2010 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) đạt 2.145 tỉ đồng nhưng con số sau khi soát xét của đơn vị kiểm toán chỉ công nhận  1.905 tỉ đồng, giảm 240 tỉ đồng (tức bị âm hơn 11%). Theo giải trình của STB, sở dĩ có chênh lệch đó là do các loại trừ sai sót giao dịch nội bộ giữa các công ty thành viên trong tập đoàn bị lỗ về giao dịch ngoại hối.

 Còn đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An (KAC), lợi nhuận sau thuế năm 2010 trước đây báo cáo lãi 35 tỉ đồng (số tròn) nhưng sau khi kiểm toán chỉ còn lãi 22 tỉ đồng, giảm 37%. Lý giải điều này, KAC cho rằng năm 2010, KAC có ký hợp đồng bán một lô đất ở quận 9 - TPHCM cho khách hàng. Do gặp khó khăn tài chính nên khách hàng xin chịu phạt tiền 12% và trả lại đất cho công ty, vì vậy, đơn vị kiểm toán đã loại trừ khoản lãi này ra khỏi báo cáo tài chính, làm cho số lãi thực tế của KAC bị giảm mất 13 tỉ đồng.

Các DN khác như Công ty Thép Pomina (POM), Công ty Vận tải Biển Vinaship (VNA), Công ty Thép Tiến Lên (TLH), Công ty Đầu tư Phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà  (SJS)… đều có số lợi nhuận sau thuế bị âm khá lớn so với báo cáo ban đầu. Viện dẫn lý do, mỗi đơn vị đưa ra một nguyên nhân khác nhau nhưng chung quy là do kế toán các DN nhận thức về con số lãi, lỗ khác với kiểm toán.

Điều đó cho thấy Luật Kế toán còn nhiều kẽ hở, mỗi nơi hiểu và hạch toán số liệu một cách khác nhau, thậm chí có thể biến lỗ thành lãi. Mới đây, Công ty Hàng hải Đông Đô kết thúc năm tài chính 2010, đã báo cáo lãi sau thuế là 0,47 tỉ đồng nhưng qua kiểm toán phát hiện DN bị lỗ hơn 74 tỉ đồng. Sự chênh  lệch lớn như vậy được viện dẫn là do trượt tỉ giá ngoại tệ vốn đầu tư…

Tạo cơ hội cho nội bộ kiếm lời

“Những đơn vị có số liệu tài chính không nhất quán với mức sai số quá nhiều mà không có nguyên nhân khách quan thì không thể chấp nhận được. Việc báo cáo sai chỉ tạo ra cơ hội kiếm lời cho những người thân trong nội bộ bởi họ biết rõ sự thật, còn những người đầu tư minh bạch trên sàn thì chịu thiệt hại lớn” - chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển nhận xét. 

Được biết, khi phân tích giá trị cổ phiếu, các chuyên gia thường lấy con số lãi sau thuế chia cho vốn điều lệ để tính hệ số thu nhập. Qua đó định giá cổ phiếu đắt hay rẻ. Khi có thông tin DN bị lỗ thì giá giảm mạnh, ngược lại, khi DN lãi cao thì giá cổ phiếu tăng lên. Nhưng khi số liệu kiểm toán và DN chênh lệch nhau quá nhiều thì nhà đầu tư biết tin ai? Nếu kiểm toán theo số liệu sai sót của DN thì tác hại sẽ khôn lường cho nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Bình, một nhà đầu tư lâu năm trên sàn SSI, nhận xét: Con số lãi thực bị “bốc hơi” sau kiểm toán nhiều như vậy làm cho nhà đầu tư mất dần niềm tin vào DN. Tại Việt Nam, tới nay, chưa  thấy DN nào hoàn toàn bịa đặt con số để có báo cáo đẹp nhưng hiện tượng lãi ít nói lãi nhiều, thậm chí bị lỗ nặng nhưng báo cáo là có lãi đang ở mức báo động. Điều đó làm xói mòn niềm tin trong giới đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp chế tài cụ thể như phạt tiền nặng hoặc đình chỉ niêm yết với những đơn vị thường báo cáo tài chính sai sự thật.

(Theo Trần Phú Minh/nld)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tréo ngoe nhà “thu nhập thấp”
  • “Vượt rào” lãi suất
  • Cần tránh hiện tượng “nhờn” chính sách
  • Bảo hiểm Việt Nam: Cần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm
  • Vẫn lùng bùng thị trường USD
  • Không nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá
  • Nhiều khả năng sẽ có một kết cục "bi đát" cho đồng tiền chung châu Âu
  • Lãi suất vô thừa nhận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!