Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Anh vẫn mắc kẹt trong khủng hoảng

Số liệu của Tổng cục thống kê Anh (ONS) công bố hôm thứ ba (22/12) cho thấy GDP quý 3 của nước này tiếp tục giảm đi 0,2% so với quý trước đó. Điều này cũng đồng thời chỉ ra rằng cho tới thời điểm này, kinh tế Anh vẫn tiếp tục mắc kẹt trong khủng hoảng. Thông tin này đã khiến nhiều chuyên gia kinh tế thất vọng khi kỳ vọng mức suy giảm GDP quý 3/2009 chỉ vào khoảng 0,1%.

Phòng Thương mại Anh cho biết, những số liệu mới nhất này càng góp phần làm gia tăng những lo ngại về sức phục hồi của nền kinh tế.

Tính tới thời điểm cuối năm 2009, Anh vẫn là một trong những nền kinh tế hàng đầu tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng sau khi một loạt các quốc gia trong khu vực eurozone, Pháp, Đức, Nhật Bản và Mỹ hầu như đều đã thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất kể từ thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ.

Trong thông báo của mình, ONS cho biết: "GDP quý 3/2009 của Anh giảm 0,2%. Tuy nhiên, số liệu này vẫn thấp hơn 5,1% so với số liệu quý 3/2008."

Chính phủ của tổng thống Anh Gordon Brown, trước áp lực tiếp tục muốn thắng cử trong cuộc bầu cử năm tới, vẫn khẳng định rằng nền kinh tế nước này đã bắt đầu quay trở lại đà tăng trưởng vào quý 4/2009.

Tuy nhiên, thị trường sẽ vẫn phải chờ cho tới khi các số liệu kinh tế chính thức được công bố vào tháng 1/2010 tới để xác định liệu những gì mà chính phủ khẳng định có thực sự chính xác hay không.

Do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ lệ thất nghiệp Anh cũng như nợ công ngày càng tăng cao. Liên tiếp trong sáu quý gần đây, tăng trưởng kinh tế Anh đều giảm đi. Đây cũng là giai đoạn khủng hoảng kéo dài nhất kể từ năm 1955 của kinh tế nước này.

Các chuyên gia phân tích cho biết, cần phải có biện pháp làm giảm tình trạng gia tăng nợ của các hộ gia đình nhằm làm cân bằng nền kinh tế. Tuy nhiên, trong khi việc chi tiêu quá mức là một trong những nhân tố tác động tới khủng hoảng tín dụng thì việc cắt giảm mạnh chi tiêu của các hộ gia đình lại gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế.
 
(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 2010: Kinh tế Mỹ phải trải qua hai cửa ải
  • Năm 2010, 35 công ty kiểm toán được chấp thuận
  • Tín dụng Nhà nước 2010: Sẽ không rải mành mành
  • Geithner: Sẽ không có làn sóng thứ hai của khủng hoảng
  • Ai sẽ “về đích” trong cuộc chiến chống khủng hoảng?
  • Cái nhìn khả quan về vàng sang năm tới
  • David Levenstein: Giá vàng có thể sẽ thoái lui về mốc $1000/oz
  • Nhận định xu hướng giá vàng của VÀNG TOÀN CẦU ngày 22 - 12 - 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!