Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát “bốc hỏa”

Tính từ năm 1993 đến nay, có thể nói, chưa bao giờ lạm phát lại tăng mạnh như thời điểm này. Và 3 tháng vừa qua là thời điểm thực sự gây sốc cho toàn xã hội.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ số lạm phát của năm 2010 dừng ở một hay hai con số giờ không còn quan trọng nữa, mà điều cần thiết phải làm hiện nay chính là tìm cách đưa ra những biện pháp kịp thời cho sự tăng trưởng của nền kinh tế phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Theo một tài liệu phân tích của Ban nghiên cứu trực thuộc Chính Phủ, nhìn lại hơn 15 năm năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những năm 1993 – 2006 chỉ tăng dưới 1%/ tháng, thậm chí âm (thời kỳ năm 2000 – 2001). Trong suốt thời kỳ từ năm 1993 đến 2006, chỉ số CPI luôn giữ ở mức một con số, cao nhất cũng chỉ 9,5% (thời kỳ năm 2004), còn trung bình chỉ giao động ở mức 4,0 – 6,6%.

Sau 2006, CPI bắt đầu có những bước “nhảy vọt”. Khủng khiếp nhất có lẽ là năm 2008, CPI luôn vượt qua 2 con số, đỉnh điểm nhất là 4 tháng cuối năm 2008, đạt cực điểm trên 20%. Bước sang năm 2009, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm kìm cương tốc độ lạm phát, CPI đã hạ nhiệt xuống còn 6,52% (tháng 12-2009). Đặc biệt 4 tháng cuối năm (9,10,11,12) chỉ dao động ở mức trên 4% - trên 6%. Song, “con ngựa” lạm phát không nằm yên được bao lâu khi suốt 8 tháng đầu năm 2010 còn hiền lành bỗng “phi nước đại” kể từ tháng 9 đến nay. Theo số liệu mới công bố, CPI tháng 11-2010 của TP.Hồ Chí Minh  tăng 1,73%, Hà Nội tăng 1,93% đưa CPI tháng 11 của cả nước tăng 1,86% so với tháng 10, tăng 11,9% so với tháng 11-2009... Tính trung bình lạm phát trong 3 tháng qua (tháng 9,10,11) tăng mạnh nhất so với cùng kỳ trong 20 năm gần đây.

Lạm phát tăng cao do cộng hưởng của hàng loạt các yếu tố: tỷ giá, nhập siêu, mất cân đối cung cầu, thiên tai, lũ lụt... đã và đang  khiến giới chuyên gia thực sự “sốc”. TS Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu KT-XH Hà Nội, cho rằng, những bất thường trong động thái CPI, cùng với những động thái chính sách khác trong quản lý nhà nước đã, đang và sẽ còn khiến cho cho tâm trạng “phấp phỏng, bất an” cứ quanh quẩn và gây e ngại cho người tiêu dùng, và cho rằng, các biện pháp bình ổn giá chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn. Đây không phải là biện pháp có tính hiệu quả để “chữa căn bệnh” lạm phát của Việt Nam.

Theo số liệu công bố chính thức, tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm mới chỉ đạt 22,5%, tăng trưởng cung tiền M2 đạt 21,7%, là mức không cao so với những năm trước. Tổng giá trị trái phiếu của Chính phủ phát hành trong 10 tháng đầu năm đã hơn 80.000 tỷ đồng, trong khi đó mục tiêu cả năm là 100.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế tăng mạnh khiến người dân không nắm giữ tiền đồng cũng làm cho cung tiền tăng cao... Một vài con số đưa ra để thấy, “con ngựa lạm phát” đang phi mã từ chính những yếu tố này.

Bên cạnh giải pháp bình ổn giá, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thả nổi lãi suất để kiềm chế đà tăng của lạm phát. Song hệ luỵ của nó lại là  mặt bằng lãi suất trên thị trường  được đẩy lên một mức mới, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá đã nhận định, chính sự can thiệp không nhất quán, không đồng bộ của Nhà nước hiện nay đã khiến cho vấn đề lạm phát ngày một rối ren hơn. Do vậy, theo ông Giá, nhất định phải xem lại chính sách điều hành.

Chỉ có một chính sách điều hành hiệu quả, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. Và một khi lòng tin vào sự ổn định của đồng nội tệ được thiết lập thì sẽ giúp hạn chế những cơn “sốt giá” ảo, và tình trạng đầu cơ tích trữ vàng, ngoại tệ sẽ được giảm thiểu. Và về lâu dài, theo các chuyên gia kinh tế, giải pháp chiến lược nhất vẫn là tái cấu trúc nền kinh tế để nâng cao hiệu quả trong đầu tư.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường bảo hiểm PNT: “Ngấm đòn” suy thoái?
  • Vì sao đồng USD yếu đi?
  • Nóng dần nguy cơ chiến tranh tiền tệ
  • Đất ven đô Hà Nội: Thanh khoản kém, giá tăng đều
  • 'Sống chung' với lạm phát
  • Tổ chức phi lợi nhuận, mảnh đất mới cho nhà đầu tư
  • Khi gánh nặng dồn lên chính sách tiền tệ
  • Tiền tiết kiệm loạn cào cào, liên ngân hàng lặng sóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!