Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Siết tín dụng để "ép" lạm phát

So với năm 2010, mục tiêu kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng trong năm 2011 vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23%, thấp hơn 2%. Với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức trên, kỳ vọng sẽ kiểm soát lạm phát trong năm 2011 ở mức 7%.

Như vậy, hoạt động cho vay của các nhà băng sẽ tiếp tục "siết" chặt hơn cho đến khi nào chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống mức phù hợp.

Trong khi đó, năm 2010, không phải nhà băng nào cũng thực hiện được mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng đã đề ra và hầu hết ngân hàng kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn trong năm tới khi lãi suất đầu vào cũng như đầu ra được điều chỉnh.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần trên địa bàn TP. HCM cho biết, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng đặt ra cho năm 2010 ở mức 25 - 30% so với năm 2009, song gần kết thúc năm 2010, ngân hàng cũng chỉ mới thực hiện được khoảng 2/3 kế hoạch.

Một phần, do áp lực lãi suất cho vay thỏa thuận tăng cao, khách hàng ngại tiếp cận và sử dụng vốn vay. Mặt khác, trước xu hướng lãi suất tăng nhanh và tăng cao trong quý còn lại của năm 2010, bản thân ngân hàng cũng tỏ ra thận trọng hơn khi trao vốn cho khách hàng, vì lo ngại rủi ro nợ xấu gia tăng.

Vì thế, thay vì quý IV thường là cơ hội để nhà băng tăng trưởng dư nợ, thì nay phải "co" lại. Thực tế, với mức lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng bình quân các ngân hàng đang áp dụng hiện nay từ 18 - 19%/năm, thì chỉ những doanh nghiệp thực sự cần vốn cho mục đích thanh toán dịp cuối năm mới dám tiếp cận vốn ngân hàng. Còn với nhu cầu đầu tư thì các doanh nghiệp chưa vội và kỳ vọng sang năm mới lãi suất sẽ thay đổi. Do đó, nhà băng kỳ vọng tín dụng sẽ được cải thiện khi lãi suất giảm.

Theo tổng giám đốc DongA Bank, Trần Phương Bình, thông thường, nhu cầu vốn của khách hàng sau Tết Nguyên dán sẽ thấp hơn. Vì vậy, nhiều khả năng, mặt bằng lãi suất sẽ dần điều chỉnh sau Tết. Đồng quan điểm, Phó tổng giám đốc Maritime Bank đưa ra nhận định, nếu dư nợ tín dụng của các ngân hàng không tăng trưởng trong những tháng cận Tết Nguyên đán, thì nguồn vốn khả dụng sẽ dôi dư hơn sau Tết, nên lãi suất từ đó sẽ giảm dần áp lực cho người cần vốn.

Với các giải pháp ổn định thị trường tiền tệ năm 2011, trong đó, NHNN nhấn mạnh giải pháp kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất ngay từ những tháng đầu năm (6 tháng đầu năm dưới 3,5%) để phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát cả năm không quá 7%, đây là điều kiện cơ bản để ổn định và giảm dần lãi suất thị trường.

Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn ngành trong năm 2011 được kiểm soát ở mức thấp hơn, nhất là khi các ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt trong hoạt động tại Thông tư 19/2010/TT-NHNN và từ ngày 1/1/2011, Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực.

Các chuyên gia tài chính - ngân hàng đánh giá với kỳ vọng kiểm soát lạm phát trong năm 2011 ở mức 7% thì việc đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 23% là phù hợp, chứ không thể cao hơn mục tiêu dư nợ của năm 2010. Tuy nhiên, theo một cán bộ cấp cao trong ngành ngân hàng, mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng đặt ra trong năm 2011 thấp hơn năm 2010, nhưng không có nghĩa đó là con số tuyệt đối.

Trong năm 2010, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 25% và kỳ vọng lạm phát là 8%. Thế nhưng, tín dụng toàn ngành ngân hàng tính đến 31/12/2010, ước tăng 29,81% so với cuối năm 2009, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%. Nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng thì tỏng dư nợ tín dụng năm 2010 tăng 27,6%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%. Tổng phương tiện thanh toán ước đến 31/12/2010 tăng 25,3% so với cuối năm 2009, huy động vốn tăng 27,2%. Nếu trừ hư số do tỷ giá và giá vàng tăng thì tổng phương tiện thanh toán tăng 23%, huy động vốn tăng 24,5%.

Như vậy, với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 ở mức 23%, theo nhận định của vị cán bộ ngành ngân hàng nói trên, chưa hẳn dư nợ tín dụng của các nhà băng không có cơ hội phát triển. Điều quan trọng là các ngân hàng phải kiểm soát tăng trưởng dư nợ ra sao cho phù hợp với các quy định mới trong hoạt động tín dụng, để hạn chế rủi ro nợ khó đòi.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • '2011 - năm khắc nghiệt của bất động sản TP HCM'
  • Điều hành chính sách tiền tệ 2011: Thận trọng, chủ động và linh hoạt
  • Bất động sản Trung Quốc lăn theo ‘vết xe đổ’ Mỹ?
  • Nhân dân tệ có thể tăng 4,5% vào năm 2011
  • Đô thị “mọc” tràn lan... rồi bỏ hoang!
  • Cần minh bạch trong đầu tư công
  • Phát hành trái phiếu vàng: Nên hay không?
  • Bất động sản 2010 và những ‘cái nhất’... nửa vời
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!