Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng Thế giới đánh giá môi trường kinh doanh: Hai thay đổi tích cực của Việt Nam

Hai thay đổi chính có ý nghĩa tích cực tới hoạt động kinh doanh của Việt Nam trong năm qua, theo đánh giá của ngân hàng Thế giới là thủ tục về thuế và xuất, nhập khẩu. Trong báo cáo có tên Doing Business 2010 công bố ngày 7.1, Việt Nam xếp hạng 93 trên tổng số 183 nền kinh tế.

Trên thực tế, thuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh từ mức 28% xuống 25%. Ngoài ra, thủ tục xuất nhập khẩu và môi trường cạnh tranh hơn trong ngành logistics theo cam kết hội nhập WTO khiến cho thời gian để hoàn chỉnh thủ tục xuất hay nhập khẩu một container là 22 ngày, giảm hai ngày so với một năm trước. Với thời gian ghi nhận trong báo cáo về xuất khẩu là 22 ngày và nhập khẩu là 21 ngày. Xét về số hoá đơn chứng từ bắt buộc với hàng xuất khẩu, thủ tục ở Việt Nam chỉ có 6, trong khi mức trung bình của Đông Á và Thái Bình Dương là 6,5. Đáng ghi nhận là thời gian hoàn tất thủ tục của Việt Nam thấp hơn trung bình 23 ngày của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, theo báo cáo trên.

Trừ hai cải cách trên, thủ tục kinh doanh ở Việt Nam được ghi nhận là không có nhiều cải tiến. Đối chiếu với hai kỳ báo cáo trước, số thủ tục thành lập doanh nghiệp mới lần này vẫn là 11 và vẫn mất 50 ngày để thành lập một doanh nghiệp, trong khi con số tương ứng của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương là 7 thủ tục và 41 ngày. Đặc biệt là Việt Nam gần như không thay đổi gì trong lĩnh vực này thì khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có nhiều cải tiến đáng kể, theo ghi nhận từ báo cáo năm 2010. Tương tự ở lĩnh vực cấp phép xây dựng, đăng ký tài sản hay giải quyết tranh chấp, số thủ tục giấy tờ yêu cầu và thời gian cũng không thay đổi trong ba năm qua. Tuy nhiên, báo cáo cũng ghi nhận sự thay đổi tích cực trong chi phí làm thủ tục trong các lĩnh vực trên đều giảm.

Báo cáo của ngân hàng Thế giới đánh giá ở mười lĩnh vực gồm khởi nghiệp, cấp phép xây dựng, thuê và sa thải nhân công, đăng ký tài sản, tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, thuế, đóng cửa doanh nghiệp. Trong các lĩnh vực này, ba lĩnh vực Việt Nam được đánh giá cao nhất lần lượt là khả năng tiếp cận tín dụng, giải quyết tranh chấp hợp đồng và đăng ký tài sản, với thứ hạng tương ứng là 30, 32 và 40 trên tổng số 183 nền kinh tế được đánh giá. Các lĩnh vực yếu kém nhất là bảo vệ nhà đầu tư, thuế, đóng cửa doanh nghiệp và thủ tục thành lập mới doanh nghiệp, với thứ hạng tương ứng là 172, 147, 127 và 117.

(Theo Quốc Khánh // SGTT Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường bất động sản - chứng khoán: nhìn từ tầm vĩ mô
  • Khan tiền hay kẹt vốn?
  • Thâm hụt ngân sách - nỗi lo của các nước năm 2010
  • Lương cơ bản: "Cứng" ở đâu?
  • Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Định vị trên bản đồ kinh tế thế giới
  • FDI sẽ chỉ thực sự bứt phá vào 2010
  • Dòng tiền ngân hàng và những hệ luỵ của nó trong năm 2010
  • “Khúc cua” trên thị trường bảo hiểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!