Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nợ xấu ngân hàng: Nợ có khả năng mất vốn gia tăng?

 

Xét cơ cấu nợ 10 tổ chức tín dụng hết quý I/2012, nợ đủ tiêu chuẩn giảm so với cuối năm 2011, nợ có khả năng mất vốn lại tăng.

Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố trên website chính thức, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng không ngừng tăng. Tính từ cuối năm 2011 đến 30/4/2012, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 3,07% lên 4,22%.

Căn cứ vào mức dư nợ tín dụng đã được NHNN công bố (hơn 2.600 nghìn tỷ đồng tính đến 30/4/2012), số nợ xấu tăng từ 80,8 nghìn tỷ đồng lên 110,4 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 4 tháng đầu năm, nợ xấu của toàn hệ thống đã tăng gần 30 nghìn tỷ đồng, tức tăng 36,6% (tăng bình quân 9,2%/tháng).

Tuy nhiên, với số nợ xấu này, NHNN vẫn chưa cho biết nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêuchuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Cùng với đó, cũng chưa có số liệu cho biết nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm tỷ trọng như thế nào.

Song, có thể tham khảo số liệu nợ xấu từ báo cáo tài chính của một số tổ chức tín dụng đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nguồn: SBV

Tính đến 31/3, tổng nợ xấu của 10 tổ chức tín dụng khoảng 28,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,2 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2011. So với tổng dư nợ của 10 tổ chức, số nợ xấu này chiếm tỷ lệ 2,34%, tăng từ mức 1,75% cuối năm trước, cho thấy tỷ lệ nợ xấu của cả 10 tổ chức tín dụng đều tăng so với cuối năm 2011.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2012

Mức bình quân 2,34% vẫn còn thấp hơn tỷ lệ nợ xấu 3,96% của toàn hệ thống, chứng tỏ còn một lượng nợ xấu lớn đang nằm ở nhóm khác, trong khi tổng dư nợ của 10 tổ chức này chiếm tới 47% tổng dư nợ của toàn hệ thống đến hết quý I/2012. Như vậy, nợ xấu có thể đang nằm phần lớn trong các tổ chức tín dụng nhỏ khác.

Xét về cơ cấu nợ, điểm đáng chú ý là đến hết quý I/2012, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) của 10 tổ chức tín dụng giảm so với cuối năm 2011, trong khi nợ có khả năng mất vốn lại tăng.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2012
Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Điều này cho thấy sự rủi ro trong cơ cấu nợ của các tổ chức tín dụng, khi mà nợ đủ tiêu chuẩn lại giảm gần 16 nghìn tỷ đồng (giảm gần 2%) và nợ có khả năng mất vốn lại tăng hơn 1,6 nghìn tỷ đồng (tăng gần 20%).

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số được thể hiện trong báo cáo tài chính của ngân hàng, số liệu thực tế có thể còn "xấu hơn". Theo cơ quan thanh tra, giám sát của NHNN, các khoản nợ được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng mới chỉ bao gồm các khoản cấp tín dụng, trong khi nhiều tài sản tiềm ẩn rủi ro tín dụng khác như các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp... lại chưa được phân loại. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng hạch toán các khoản có tính chất cấp tín dụng vào các tài khoản khác, ví dụ tài khoản phải thu, mua trái phiếu doanh nghiệp..., dẫn đến việc phân loại nợ chưa chính xác.

Trước tình hình đáng báo động của nợ xấu, thị trường đang rất chờ đợi về đề án thành lập công ty mua bán nợ được NHNN xây dựng. Song, với chủ trương không dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại, nhà điều hành sẽ cần nghiên cứu, xem xét rất nhiều trước khi được trình lên Chính phủ và công khai lấy ý kiến.

(Theo Gafin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 56 nghìn tỷ nợ xấu BĐS đến cuối 2011, cao hơn 8 lần báo cáo của các ngân hàng
  • Tín dụng, tài khóa: Đừng vừa đạp phanh vừa đạp ga
  • Qua 6 tháng: Tín dụng vẫn không tăng
  • Lãi suất giảm: Ngân hàng kiếm lợi nhuận ở đâu?
  • Tín dụng âm hay “đòn phép” của một số ngân hàng?
  • Công ty mua bán nợ có thông được 'cục máu đông'?
  • Khủng hoảng: Công ty chứng khoán sống bằng gì?
  • Nợ xấu ngành ngân hàng Việt Nam lớn như thế nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!