Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tín dụng ngoại tệ ...chọn khách

Tăng trưởng dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ những tháng đầu năm 2010 tương đối mạnh, nhất là so với mức tăng dư nợ tín dụng tiền đồng. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối cung - cầu trên thị trường ngoại tệ vào thời điểm các khoản tín dụng ngoại tệ đồng loạt đáo hạn. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng làm tốt việc chọn lựa khách hàng vay, sẽ có thể hạn chế đáng kể khả năng xấu trên.

Trước mắt, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), về tổng thể, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ từ đầu năm tới nay là không quá cao và vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Lãi suất USD thấp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, cần phân biệt hai loại đối tượng vay USD. Thứ nhất là những nhà nhập khẩu, nhu cầu USD là thường xuyên và phục vụ trực tiếp việc nhập khẩu. Các đối tượng này thay vì mua USD trên thị trường thì quay sang vay từ ngân hàng. Đối tượng khác là những nhà sản xuất, kinh doanh, không có hoạt động nhập khẩu nhưng cần vốn để hoạt động. Lãi suất cho vay USD thấp hơn đáng kể so với lãi suất cho vay VND đã kích thích các đối tượng này vay USD thay vì vay tiền đồng.

Ảnh hưởng của hai dạng vay ngoại tệ trên đối với cung - cầu trên thị trường ngoại tệ là khác nhau. Tùy theo từng đối tượng mà các ngân hàng quản lý cơ cấu cho vay tương ứng để kiểm soát cân đối cung - cầu ngoại tệ của chính mình, qua đó góp phần kiểm soát cân đối cung - cầu ngoại tệ toàn thị trường.

Với các nhà nhập khẩu, hiện các ngân hàng thương mại cũng phải theo sự chỉ đạo của NHNN, chỉ cho vay ngoại tệ để nhập khẩu nguyên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Theo ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP ACB, Ngân hàng chỉ tập trung cung ứng vốn ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất dù nguồn cung ngoại tệ của Ngân hàng là tương đối dư. Hiện tỷ lệ cho vay ngoại tệ của ACB chỉ bằng 50% vốn huy động về. Tính đến nay, dư nợ cho vay vốn bằng ngoại tệ của ACB ước đạt mức khoảng 500 triệu USD. Ông Hải cho biết, toàn bộ nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ACB chủ yếu từ dân cư, tổ chức kinh tế và hạn mức vốn hỗ trợ được cấp từ một số tổ chức nước ngoài liên quan đến các sản phẩm tài trợ xuất, nhập khẩu.

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), ông Nguyễn Phước Thanh cũng cho rằng, nhu cầu vốn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp tăng tương đối mạnh trong 2 quý đầu năm và chưa có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được Ngân hàng trao vốn vay bằng ngoại tệ.

Sự lựa chọn khách hàng vay ngoại tệ để nhập khẩu được nhiều ngân hàng lưu ý. Đối tượng được các ngân hàng ưu tiên là các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Đây là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Bên cạnh việc quản lý "đầu ra" vốn ngoại tệ, các ngân hàng cũng phải tranh thủ củng cố "đầu vào". Nguồn tiền gửi USD từ các tổ chức thời gian qua bị hạn chế phần nào do giới hạn lãi suất tiền gửi 1% mà NHNN đưa ra. Mục đích của việc này là hạn chế tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu "găm" USD trong tài khoản, đã giúp hạ nhiệt thị trường USD trong năm 2009.

Theo đánh giá của một cán bộ trong ngành ngân hàng thì không phải nhà băng nào cũng có nguồn cung ngoại tệ dôi dư. Trên thực tế, do dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ tăng mạnh trong thời gian qua nên hiện một số ngân hàng đã phải tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động USD theo chiều hướng tăng nhẹ, nhằm tăng cường huy động về để cân đối nguồn. Đặc biệt là khi NHNN vừa "nhắc nhở" ngân hàng cho vay vốn ngoại tệ cần có tỷ lệ huy động vốn luôn cao hơn dư nợ cho vay.

Một số ngân hàng vừa tăng nhẹ lãi suất tiền gửi USD như LienVietBank với mức cao nhất hiện là 5,25%/năm; ABBank đẩy lãi suất huy động lên mức 5,40 - 5,45%/năm cho kỳ hạn 24 - 36 tháng…

"Vào thời điểm này, chưa thấy có yếu tố nào mang tính căn bản để cho ngoại tệ tăng giá", đại diện một ngân hàng nói. Tuy nhiên, nếu không cân đối được nguồn, khi khách hàng có nhu cầu rút tiết kiệm ngoại tệ, các nhà băng đã mạnh tay cho vay USD sẽ gặp khó khăn.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Luồng vốn FDI đang thuận
  • Bùng nổ hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng
  • Bùng nổ dịch vụ cho vay tín chấp
  • Hoành tráng nhưng khó khả thi
  • Cảnh báo cho vay USD
  • Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2010
  • Dòng tiền chảy về Trung Quốc
  • Nhìn từ chuyện “ăn chia” tại dự án Núi Pháo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!