Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Thâm hụt thương mại sẽ xảy ra vào tháng 3/2010

Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc Chen Deming hôm chủ nhật (21/03) đã đưa ra nhận định, Trung Quốc có thể sẽ phải chứng kiến "tình trạng thâm hụt thương mại kỷ lục" trong tháng 03/2010 do sự gia tăng mạnh mẽ của nhập khẩu. Ông cũng đưa ra cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ còn phải nỗ lực hơn nữa để bảo vệ mình khi Mỹ lên án chính sách tiền tệ mà Trung Quốc đang áp dụng hiện nay là hành động dùng tiền tệ để chi phối mậu dịch (Currency manipulator).

Phát biểu trong Diễn đàn phát triển Trung Quốc mới kết thúc hôm thứ hai (22/03), ông Chen nói: "Tôi tin rằng tình trạng thâm hụt thương mại sẽ xảy ra vào tháng ba tới". Nếu điều này thực sự xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc chứng kiến tình trạng thâm hụt thương mại kể từ tháng 05/2004.

Kể từ khi xuất khẩu Trung Quốc phục hồi trở lại từ tháng 12/2009, các nhà lập pháp và các chuyên gia kinh tế Mỹ đã không ngừng yêu cầu chính phủ nước này lên án hành động của Trung Quốc là một phương thức dùng tiền tệ để chi phối mậu dịch, qua đó có thể khiến Washington dễ dàng áp đặt mức thuế chống bán phá giá với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ông Chen cho biết: "Thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ đã trở thành lý do chính để các chuyên gia kinh tế Mỹ gia tăng áp lực buộc chính phủ Trung Quốc phải đánh giá lại đồng nhân dân tệ" nhưng mỉa mai thay, lời yêu cầu này vẫn tiếp tục mạnh mẽ thêm kể cả khi "thặng dư thương mại giảm dần." Ông cũng nói, việc Trung Quốc đánh giá lại đồng nhân dân tệ là một hành động không hợp lý bởi "nó sẽ làm ảnh hưởng tới cả các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng như người tiêu dùng Mỹ."

Trong vòng ba thập kỷ cho tới năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, xuất khẩu của Trung Quốc luôn được đảm bảo ở mức tăng trưởng 20%, trong đó thặng dư thương mại với Mỹ đóng góp phần lớn tổng thặng dư thương mại hàng năm. Năm ngoái, thăng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt 143,38 tỷ USD, chiếm tới 73% tổng thặng dư thương mại của cả nước trong năm 2009. Và theo đánh giá của ông Chen, tác động của việc đánh giá lại đồng nhân dân tệ đối với thương mại "là rất hạn chế."

Kể từ tháng 07/2005 tới tháng 07/2008, đồng nhân dân tệ tăng giá tới 21% so với đồng đôla Mỹ, tuy nhiên thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng. Sau khi đồng nhân dân tệ được neo giá cố định với đồng đôla Mỹ, thặng dư thương mại sau đó đã giảm tới 34%.

Các chuyên gia phân tích Trung Quốc cho rằng, chính quyền tổng thống Obama dưới áp lực của Quốc hội Mỹ, đang phải thực hiện tất cả các biện pháp có thể để tạo thêm việc làm mới cũng như mở rộng xuất khẩu ra thị trường thế giới nhằm xoa dịu căng thẳng trong nội bộ nước Mỹ, và việc yêu cầu Trung Quốc điều chỉnh lại chính sách tiền tệ cũng là một trong những mục tiêu được đặt ra.

Ông Chen khẳng định: "Nếu vấn đề thương mại được đưa ra tại WTO, Trung Quốc sẽ có những phản ứng một cách tích cực."

Ông nói: "Tất nhiên Trung Quốc muốn tăng cường nhập khẩu để cân bằng thương mại, nhưng rất đáng tiếc, co nhiều mặt hàng mà chúng tôi không thể mua từ Mỹ. Mỹ hiện đã thiết lập những hạn chế về thương mại tới ba lần, và kể từ năm 2007, một số mặt hàng đã được liệt thêm vào danh sách như máy tính, công nghệ không gian vũ trụ và các công cụ kỹ thuật điện tử."

Ông cũng cho biết, biện pháp đánh giá số liệu thương mại mà Washington áp dụng đang làm thổi phồng con số thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Dựa vào báo cáo so sánh mới nhất của cả hai bên, ông Chen tin rằng, theo cách tính toán của Mỹ, mức thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2006 "đã tăng lên tới 26% so với giá trị đúng của nó."

(Theo China Daily)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chính sách tỷ giá của Trung Quốc lấy đi 1,5% tăng trưởng kinh tế toàn cầu
  • Trung Quốc muốn xoa dịu Mỹ về chuyện tỷ giá
  • Lách huy động và cho vay
  • Khó mua giá gốc
  • Standard Chartered: Việt Nam nên cẩn trọng với tái lạm phát
  • 'GDP quý I tăng 6% không có gì là bất ngờ’
  • Huy động vốn đầu tư nước ngoài: Cần giải pháp tăng tốc
  • Cơ chế lãi suất thỏa thuận - Nguồn vốn chưa thông
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!