Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 12/07/2011

KHỦNG HOẢNG NỢ EU LAN RỘNG, USD ĐƯỢC HỖ TRỢ

Tâm lý của thị trường hết sức bi quan khi khủng hoảng nợ châu Âu trở nên trầm trọng hơn và các nhà hoạch định chính sách Mỹ không thể thống nhất về nâng trần nợ.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 151,44 điểm tương đương 1,2% xuống 12.505,76 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 24,31 điểm tương đương 1,81% xuống 1.319,49 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 57,19 điểm tương đương 2% xuống 2.802,62 điểm.

Cổ phiếu các nhóm ngành đồng loạt mất điểm mạnh, cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô mất 2,14%; cổ phiếu năng lượng hạ 2,26%; cổ phiếu tài chính hạ 2,45%; cổ phiếu các công ty dịch vụ giảm 1,7%; cổ phiếu công nghệ sụt 2%.

Ông Eric Teal, trưởng bộ phận đầu tư tại First Citizens Bancshares, nhận xét: “Thị trường giảm điểm do thông tin khủng hoảng nợ châu Âu trở nên tồi tệ hơn, ngoài ra phải kể đến thâm hụt ngân sách và bất ổn xung quanh vấn đề nợ tại Mỹ ngày một tăng lên. Thị trường sẽ vẫn chịu áp lực cho tới khi khủng hoảng nợ tại châu Âu được kiềm chế.”

Tổng thống Obama trong ngày hôm qua cho biết ông sẽ vẫn tiếp tục gây sức ép lên lãnh đạo Mỹ để có được thỏa thuận lớn chưa từng có về cắt giảm ngân sách. Trong bài phát biểu mới nhất, ông nói: “Đã đến lúc giải quyết vấn đề. Nếu không phải bây giờ vậy nó sẽ là khi nào?” Tổng thống Obama đã nối lại các cuộc đối thoại giữa 2 đảng để hướng đến thống nhất về mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách cũng như nâng trần nợ 14,3 nghìn tỷ USD trước khi chính phủ Mỹ hết khả năng vay nợ vào ngày 02/08/2011.

Dầu tiếp tục giảm giá khi khủng hoảng nợ EU có thể sẽ lan rộng đến Italy và nhập khẩu Trung Quốc giảm. Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại ở cả EU, Mỹ và Trung Quốc. USD-index tăng 1.1% đến 76.001

GBP/USD giảm mạnh phá vỡ 1.59 khi kinh tế Anh quý 2 tăng trưởng chậm làm giới hạn khả năng tăng lãi suất của BoE trong khi Fed kết thúc QE2 và ECB thắt chặt tiền tệ. Doanh số bán lẻ tháng 6 của Anh cũng được dự báo giảm.

EUR/USD VẪN TRONG XU HƯỚNG GIẢM

EUR/USD giảm mạnh phá vỡ 1.40 khi lãi suất trái phiếu Italy tăng mạnh đến 5.58%, dẫn đến khoảng cách lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữa Italy và Đức tăng đến mức kỷ lục 283 điểm. Khoảng cách lãi suất giữa trái phiếu Tây Ban Nha và Đức kỳ hạn 10 năm cũng đạt mức cao nhất trong khu vực EU, mở rộng đến 323 điểm.

Hôm nay bộ trưởng tài chính các nước EU sẽ nhóm họp để thảo luận về vấn đề của Hy Lạp và Italy.

Với khủng hoảng nợ EU đang nóng lên, xu hướng của EUR/USD là tiếp tục giảm giá. Dự kiến biên độ hôm nay: 1.3830 – 1.4000.

VÀNG TĂNG GIÁ VỚI VAI TRÒ TÀI SẢN AN TOÀN

Vàng tăng đến hơn 1556 USD/oz khi nhu cầu mua vàng để bảo vệ giá trị tài sản gia tăng.

Lãi suất trái phiếu Italy tăng làm dấy lên mối lo ngại khủng hoảng nợ EU đang tệ hơn. Lãi suất trái phiếu Italy kỳ hạn 10 năm tăng 31 điểm lên đến 5.58%, dẫn đến khoảng cách lãi suất trái phiếu giữa Italy và Đức tăng đến mức kỷ lục 283 điểm. Khoảng cách lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữa Tây Ban Nha và Đức cũng đạt mức cao nhất trong khu vực EU, mở rộng đến 323 điểm. Italy tham gia vào danh sách các nước chịu khủng hoảng nợ. Tỉ lệ nợ so với GDP đang ở mức 120%. Các quan chức EU nhóm họp khẩn cấp hôm nay tại Brussels để thảo luận về vấn đề của Italy.

Hôm qua vàng đóng cửa ngày trên 1550 là một tín hiệu rất tốt cho xu hướng tăng giá sắp tới. Dự kiến biên độ vàng hôm nay: 1549-1564.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tiền tệTrạng tháiMục tiêuDừng lỗ
MuaBán
Vàng1549.00 1557.001545.00
EUR/USD 1.39701.38701.4020
GBP/USD 1.58701.57701.5920
AUD/USD 1.06201.05201.0670
USD/JPY 80.3079.9080.50
Ngoại tệBiên độ giao dịch
Hôm trướcDự báo hôm nay
Vàng1541.54 – 1556.801549.00 – 1564.00
EUR/USD1.3985 – 1.42271.3830 – 1.4000
GBP/USD1.5882 – 1.60411.5770 – 1.5900
AUD/USD1.0630 – 1.07311.0500 – 1.0620
USD/CAD0.9613 – 0.96950.9700 – 0.9750
USD/JPY80.09 – 80.8279.80 – 80.36

 (Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

(Eximbank)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!