Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 22/07/2011

 THỎA THUẬN TĂNG TRẦN NỢ ĐẠT ĐƯỢC BƯỚC TIẾN MỚI

USD-index giảm đến vùng 74 khi thị trường tăng cường mua vào các tài sản rủi ro, khủng hoảng nợ công và trần nợ của Mỹ đều đạt được những tiến triển tích cực. Chỉ số sản xuất Fed Philly công bố tăng mạnh (thực tế 3.2, dự báo 2.7, kỳ trước -7.7)

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 152,50 điểm tương đương 1,21% lên 12.724,41 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 17,96 điểm tương đương 1,35% lên 1.343,80 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 20,20 điểm tương đương 0,72% lên 2.834,43 điểm.

Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô tăng 1,02%; cổ phiếu năng lượng tăng 1,62%; cổ phiếu tài chính tăng 2,03%; cổ phiếu dịch vụ tăng 1,04%; cổ phiếu công nghệ tăng 0,46%.

Dầu thô tăng giá gần đến 100 USD/thùng hôm qua cùng với hàng hóa và các tài sản rủi ro khác, sau khi các chỉ số kinh tế Mỹ công bố tốt và vấn đề nợ công đạt được những bước tiến.

HY LẠP ĐƯỢC CỨU TRỢ LẦN 2

EUR/USD tăng giá đến hơn 1.44 sau hội nghị kinh tế EU. Lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng gấp đôi nỗ lực chấm dứt khủng hoảng nợ đã kéo dài tới 21 tháng tại châu lục này, họ mạo hiểm với kế hoạch Hy Lạp vỡ nợ tạm thời để giảm bớt nợ của Hy Lạp và lập “tường lửa” xung quanh Tây Ban Nha và Italy.

Gói cứu trợ cho Hy Lạp bao gồm 109 tỉ EUR từ EU và IMF. Các định chế tài chính góp 50 tỉ EUR. Tổng thống Pháp Sarkozy phát biểu hỗ trợ cho EUR sau khi hội nghị kết thúc, “đó là thành tích không thể thay thế của EU”. Ông ấy so sánh việc cứu trợ như tạo ra “Quỹ tiền tệ EU”. Quỹ ổn định tài chính EU trị giá 440 tỉ EUR sẽ hoạt động trên thị trừơng thứ cấp, hỗ trợ cho các ngân hang gặp khó khăn và cấp tín dụng.

Các thành viên đồng ý mở rộng các khoảng vay cho Hy Lạp từ 7.5 lên 15 năm trong khi hạ lãi suất xuống mức thấp 3.5% cho các khoản vay mới.

Sáng nay EUR/USD giảm trở lại khi thị trường đánh giá việc EUR tăng 1.5% ngày hôm qua là quá mức. EUR/USD khó tăng đến 1.45 do vấn đề của khu vực EU không thể được giải quyết hoàn toàn sau kỳ họp lần này.

VÀNG ĐỨNG TRƯỚC ÁP LỰC GIẢM GIÁ KHI NHU CẦU TÀI SẢN AN TOÀN GIẢM

Vàng giảm giá trở lại khi các vấn đề nợ công của Mỹ và EU đều đạt được những bước tiến mới. Lãnh đạo EU giảm các điều khoản vay nợ đối với các quốc gia thiếu tiền mặt và mở rộng hỗ trợ cho Hy Lạp. Sau 8 giờ thảo luận tại Brussels, các nhà lãnh đạo EU thông báo 159 tỉ EUR hỗ trợ mới cho Hy Lạp.

Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp tục dự trữ vàng. Trung Quốc tăng cường mua vàng bởi vì họ có ít lựa chọn đầu tư, gửi ngân hàng sẽ nhận lãi suất thực âm và chính phủ cảnh báo giá bất động sản sẽ giảm.

Hậu quả của việc cứu trợ hay nâng trần nợ là bơm thêm tiền vào các nền kinh tế. Vàng đã tăng giá trong suốt thời gian bơm tiền vừa qua, cho nên vàng chỉ tạm thời giảm giá trước những tác động tích cực ngắn hạn.

Hôm nay không có nhiều tin tức quan trọng công bố, thị trường vẫn chịu tác động của những tin tức hôm qua. Các tài sản rủi ro vẫn được tiếp tục mua vào và vàng sẽ giảm giá khi nhu cầu tài sản an toàn giảm đi. Dự kiến biên độ vàng hôm nay: 1580-1595.

CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tiền tệTrạng tháiMục tiêuDừng lỗ
MuaBán
Vàng 1592.001582.001597.00
EUR/USD1.4380 1.44801.4330
GBP/USD1.6280 1.63801.6230
AUD/USD1.0820 1.09001.0780
USD/JPY78.50 79.0078.30
Ngoại tệBiên độ giao dịch
Hôm trướcDự báo hôm nay
Vàng1584.65 – 1604.221580.00 – 1595.00
EUR/USD1.4138 – 1.44331.4350 – 1.4480
GBP/USD1.6120 – 1.63331.6250 – 1.6380
AUD/USD1.0692 – 1.08561.0800 – 1.0900
USD/CAD0.9422 – 0.94920.9420 – 0.9455
USD/JPY78.27 – 79.0278.40 – 79.20

 (Các tư vấn trên chỉ mang tính tham khảo và mang tính thời điểm)

(gafin)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!