Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Á mạnh tay chống lại “tiền nóng”

 Theo “Thời báo chứng khoán Thượng Hải”, cùng với việc lưu thông dòng chảy vốn nước ngoài, tỷ giá tiền tệ của các loại như đồng Won (Hàn Quốc), đồng rupiah (Indonesia) gần đây đều tăng mạnh,lần lượt đạt mức cao trong nửa năm qua. Đồng USD lại suy yếu đang dẫn đến một cuộc “chống tiền nóng” mới tại châu Á.

64,5 tỷ USD tiền nóng đổ vào thị trường toàn cầu


Đầu tháng 12 năm ngoái, đồng USD đã đảo chiều kéo dài trong 3 tuần, nhưng từ đó đến nay, sự leo dốc của đồng USD có thể đã đột ngột mất đà. Theo một số nhà phân tích, sự đảo ngược vào cuối năm ngoái mang tính thói quen của đồng USD có thể đã chấm hết, tiếp theo có thể sẽ lại suy yếu.

Hôm 4/1, cùng với việc Mỹ và một số nền kinh tế chủ yếu công bố các số liệu tích cực của ngành chế tạo, tâm lý tránh né rủi ro của các nhà đầu tư đột nhiên giảm hẳn. Chỉ số đồng USD đã sụt giảm mất 0,4% trong ngày giao dịch đầu tiên của năm mới. Tại châu Á ngày 5/1, chỉ số đồng USD giảm xuống còn 77,09, mức thấp mới kể từ ngày 17/12 đến nay.

Trong bối cảnh này, gần đây các hoạt động giao dịch của đồng USD lại trở nên sôi động hơn. Một lượng “tiền nóng” không thể ước lượng được đã đổ vào thị trường các nơi trên thế giới, trong đó những nền kinh tế mới nổi có viễn cảnh tăng trưởng tốt sẽ là “miền đất hứa” của dòng tiền nóng.

Thống kê của EPFR – Cơ quan nghiên cứu quỹ công bố cho thấy, trong cả năm 2009, khoảng 64,5 tỷ USD đến từ các quỹ tài chính quốc tế đều đổ vào các quỹ cổ phiếu của các nền kinh tế mới nổi, con số cao nhất trong lịch sử. Trái lại, các quỹ của thị trường tiền tệ và quỹ cổ phiếu Mỹ cũng lại lần lượt tung ra 468,5 tỷ USD và 42,1 tỷ USD.

Các nền kinh tế mới nổi tại châu Á được chú ý

Một luồng vốn lớn chảy vào đã gia tăng sức ép to lớn cho các nước có nền kinh tế theo mô hình xuất khẩu, đặc biệt là châu Á. Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan đều chịu tác động bởi dòng “tiền nóng”, Chính phủ các nước này đã phải đưa ra lời cảnh báo, sẽ áp dụng các biện pháp can thiệp.

Ông Stiglitz chủ nhân giải Nobel Kinh tế cho rằng, chính sách lãi suất siêu thấp của các nước phát triển như Mỹ, Anh đang “chuyển giao hình thành” bong bóng tại thị trường mới nổi, gây rủi ro cao cho thị trường. Vì thế, ông này kiến nghị, Barzil và Ấn Độ cần phải áp dụng các biện pháp để can thiệp nhằm ngăn chặn dòng tiền nóng.

(Trang tin VN&QT)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng USD có thể tăng lên trong năm 2010
  • Tân bộ trưởng tài chính Nhật Bản ủng hộ đồng Yên yếu
  • Sẽ xử lý nghiêm việc niêm yết giá bằng ngoại tệ
  • Bản tin thị trường ngoại hối ngày 08/1/2010
  • Lãi suất cho vay (VND) đầu tư và xuất khẩu là 9,6%/năm
  • Tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 7/1/2010
  • Đồng đôla tăng ở mức cao nhất trong 4 tháng so với đồng yên
  • Úc kêu gọi Ngân hàng dự trữ không nên nâng lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!