Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách tiền tệ: Rủi ro tỷ giá - nhìn từ điều hành và tác động

Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá lên 2%. Tăng là động thái cần thiết để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cách thức thực hiện và những tác động từ những cú “sốc” tỷ giá đã tạo ra một nỗi ám ảnh lớn trong các DN Việt Nam.

Nỗi ám ảnh mang tên: Rủi ro tỷ giá

Tháng 5/2010, khi thị trường ngoại tệ đang ở giai đoạn bình ổn nhất, giá USD ổn định ở mức thấp, tỷ giá trong và ngoài ngân hàng cân bằng nhau thì những khảo sát về triển vọng kinh doanh đối với các DN vẫn nêu lên lo ngại lớn nhất của họ là những biến động về tỷ giá.

Cụ thể, trong Báo cáo khảo sát về Chỉ số tin cậy thương mại của các DN Việt Nam do ngân hàng HSBC thực hiện cho thấy: vẫn có quá nửa số DN nhận định tỷ giá ngoại hối tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh. Biến động tỷ giá ngoại hối vẫn bị đa số các doanh nghiệp cho là rào cản đối với sự phát triển kinh doanh.

Từng là nhà quản lý ngân hàng và bây giờ là Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính, ông Lê Xuân Nghĩa sau khi điểm lại những diễn biến trên thị trường ngoại hối gần đây đã khẳng định: Rủi ro tài chính vĩ mô đáng kể nhất mà Việt Nam có thể gặp phải trong trung hạn là vấn đề tiền tệ, cụ thể là tỷ giá.

Cú sốc ngàn tỷ

Từ đầu năm 2010, tỷ giá liên ngân hàng đã hai lần được điều chỉnh với mức khá lớn. Ngày 14/2, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ giá liên ngân hàng thêm 3% lên mức 18.544 đồng/USD. Và mới đây nhất ngày 18/8, tỷ giá lại được nâng lên thêm 2% lên mức 18.932 đồng/USD.

Điểm chung dễ nhận thấy trong hai lần ra quyết định của Ngân hàng Nhà nước đều được đưa ra một cách hết sức bất ngờ và thậm chí đi ngược với những gì mà thị trường và các DN kỳ vọng từ những thông điệp mà cơ quan quản lý phát đi trước đó.

Đầu tháng 8, khi trả lời về những định hướng điều hành tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã cho rằng, với chỉ số kinh tế vĩ mô lành mạnh, nhập siêu tăng nhưng vẫn đang được kiểm soát tốt. Thống đốc còn đưa ra các con số khả quan để cho thấy những biểu hiện tích cực về cung cầu USD và khẳng định rằng, “với tình hình kinh tế vĩ mô khả quan như vậy tỷ giá sẽ ổn định”.

Trước đó, từ đầu tháng 7/2010, khi thị trường ngoại hối bắt đầu có những dấu hiệu căng thẳng, các quan chức và chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước liên tiếp phát đi những thông điệp khẳng định: cung cầu ngoại tệ khả quan là cơ sở để ổn định tỷ giá.

Tuy nhiên, ngay sau đó, tỷ giá đã được bất ngờ tăng lên thêm 2% với lời giải thích rất ngắn gọn: “nhằm kiềm chế nhập siêu”. Đây thực sự là một “cú sốc” cho thị trường khi sự điều chỉnh này dường như đã đi ngược với những khẳng định trước đây của cơ quan quản lý, càng làm cho thị trường thêm nhiều rủi ro do yếu tố bất ngờ mang lại.

Thực tế, từ cuối tháng 2, sau khi tăng tỷ giá liên ngân hàng và giữ cố định ở mức 18.544 đồng/USD, khoảng cách trên thị trường tự do và ngân hàng bị xóa nhòa. Sự ổn định của thị trường cộng với lãi suất USD được kéo xuống thấp đã khuyến khích các DN quên đi nỗi lo về biến động tăng tỷ giá và ồ ạt vay USD khiến tín dụng ngoại tệ tăng mạnh.

Tín dụng ngoại tệ đã tăng đến 34% so với cuối năm ngoái, một thực tế hoàn toàn trái ngược năm 2009 khi DN thích đi mua hơn là vay USD do lo ngại tỷ giá tăng. Tuy nhiên, với đa số các khoản vay ngoại tệ là ngắn hạn từ 3 – 6 tháng đã bắt đầu đáo hạn thì cũng là lúc tỷ giá tăng thêm 2% khiến cho DN gánh chịu một khoản tăng thêm đáng kể. Điều này thực sự nằm ngoài dự đoán của DN nếu căn cứ trên diễn biến thị trường nửa năm qua cũng như những tuyên bố gần đây của Ngân hàng Nhà nước.

Một thống kê sơ bộ của Cục Thống kê TP.HCM cho biết, đến cuối tháng 5/2010, chỉ riêng thành phố này cho vay ngoại tệ đã đạt 158,4 ngàn tỷ tương đương 8,337 tỉ USD. Trên cả nước, dù đến thời điểm này này tín dụng ngoại tệ bắt giảm đi chút ít nhưng với dư nợ ngoại tệ tăng tới 34% so với cuối năm ngoái thì hẳn sẽ là một con số rất lớn. USD tăng 2%, các ngân hàng đang niêm yết giá kịch trần 19.500 đồng/USD. Mỗi USD tăng thêm 400%, các DN đang phải oằn lưng gánh thêm một khoản nợ hàng hàng tỷ đồng khi tỷ giá tăng.

Với một phép tính đơn giản, giám đốc một DN xuất khẩu thủy sản cho biết, nếu vay 1 triệu USD, DN phải tốn thêm khoảng 400 triệu đồng đồng để trả nợ. Khoản vay gần 10 triệu USD với kỳ hạn 6 tháng của DN được thực hiện khi USD ở mức rất thấp chỉ hơn 19.000 đồng/USD đến nay, nếu trả nợ, chỉ riêng số tiền tăng thêm đã gần 5 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí rủi ro mà DN không thể đoán được. DN không thể kêu ai mà chỉ có thể trách mình không biết “phòng thủ”.

Quan điểm điều hành tỷ giá luôn được đề ra là ổn định là linh hoạt nhưng cách làm như trên của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho người dân và DN phải nghĩ khác về cách điều hành tỷ giá hiện nay. Thế là, những niềm tin mới được tạo dựng tự sự ổn định tạm thời của thị trường đã bị phá tan.

Thị trường ngoại tệ lại tạo lập một hình thế cũ, Ngân hàng tăng tỷ giá USD kịch trần, giá USD tự do tăng mạnh và cao hơn nhiều so với tỷ giá chính thức. Thực tế này, thật khó trách người dân và DN quay lại tâm lý găm giữ USD và thích mua USD thương mại hơn là vay ngoại tệ để “phòng cơ” tỷ giá lại tăng “giật cục”. Điều này, lại gây ra những khó khăn cho nhà quản lý khi một lượng USD bị rút ra khỏi lưu thông và gây bất ổn cho thị trường.

Lạm phát: Ẩn số chưa được tính hết

USD tăng thêm 2%, so với mức ổn định nhất đã tăng gần 500 đồng/USD. Tính từ đầu năm, USD tăng 5% và con số tuyệt đối là gần 1.000 đồng. Điều này chắc chăn sẽ tác động đến lạm phát khi đa số nguyên vật liệu và máy móc sản xuất đều được nhập khẩu. Kể cả những sản phẩm thế mạnh xuất khẩu như nông sản thì hàm lượng nhập khẩu phân bón, hóa chất, máy công cụ không phải là ít… USD tăng sẽ dẫn đến tăng giá không còn là lo ngại mà đã là quy luật.

Thực tế, ngay trước thời điểm Ngân hàng tăng tỷ giá, bản báo cáo và nhận định về thị trường giá cả của Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính đã bày tỏ lo ngại, yếu tố tăng tỷ giá sẽ khiến nhiều mặt hàng tăng giá trong tháng 8 và những tháng cuối năm. Báo cáo còn cho biết, dược phẩm, sữa, xăng dầu… đã tăng giá và tỷ giá tăng là một nguyên nhân được nhắc đến.

Gas đang trên đà giảm giá thì đã quay đầu tăng giá khi USD tăng. Người dân chưa kịp mừng khi các hàng gas đầu tháng 8 giảm giá, thì ngay từ ngày 18/8, giá đã tăng trở lại thêm 4.000-6.000 đồng/bình.

Đầu tháng 8, xăng dầu đã tăng 450 đồng/lít với nhiều nguyên nhân, trong đó tỷ giá tăng là một nhân tố quan trọng. Với  tỷ giá mới, bản tính giá của các DN xăng dầu đầu mối cho thấy giá đầu vào đã cao hơn giá đầu ra 500 đồng. Phương án tăng giá đã được tính đến. Điều lo ngại là khi đầu vào cho nền kinh tế tăng sẽ kéo theo hàng loạt hàng hóa dịch vụ khác tăng theo

Trong khi đó, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ nguyên vật liệu máy móc, đến hàng tiêu dùng chắc chắn không thể đứng yên khi tỷ giá tăng. Làn sóng tăng giá theo tỷ giá là có thể nhìn thấy, nhưng mức độ trầm trọng đến đâu thì chưa thể tính đến.

Vì điều đó còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, khả năng kiểm soát thị trường để kiềm chế phản ứng dây chuyền gây tăng giá theo kiểu “ăn theo”. Đó thực sự mới là ẩn số khó kiểm đếm, nhất là nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng lên, cộng hưởng với tín dụng đang được đẩy mạnh hòng đạt mục tiêu tăng trưởng cho nền kinh tế.

Với một nước nhập khẩu nhiều như Việt Nam, mối liên hệ rõ ràng giữa tỷ giá là lạm phát là thấy rõ. Sau hai tháng liền lạm phát đứng ở mức thấp và diễn biến gần đây cho thấy lạm phát đang được giữ ở mức khá thấp. Chưa bao trong suốt gần 3 năm qua, Việt Nam có một mức lạm phát ổn định thấp như thế.

Lạm phát ổn định đã tạo ra một mặt bằng kinh tế vĩ mô rất “đẹp” tuy nhiên với quyết định tăng tỷ giá mới đây, mặt bằng này có thể sẽ bị xáo trộn. Tỷ giá tăng 2%, hàng nhập khẩu sẽ tăng 2%, xuất khẩu có thể được lợi về giá nhưng trái lại cũng phải chi ra khoản tiền lớn cho nhập khẩu nguyên liệu và chi phí khi mặt bằng giá cả lên. Điều đó, buộc tất cả bước vào một vòng xoáy mới và điểm cuối cùng gánh chịu là giá cả hàng hóa tăng lên.

( Tác giả: Lê Khắc // Theo VNR500)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 14/9/2010
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ ngày 14/9/2010
  • Đồng Yen leo lên mức đỉnh 15 tháng so với dollar
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 14/9/2010
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ ngày 13/9/2010
  • Đồng Yen, USD giảm bởi tin tốt từ Trung Quốc; EUR tăng
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 13/9/2010
  • Lãi suất qua đêm biến động mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!