Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều hành tiền tệ yếu

Từ pháp lệnh cho đến luật, chúng ta thấy tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước không cao

Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định trách nhiệm của NHNN: Ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN (điều 1 khoản 3).

Phải nói rằng, các mục tiêu hoạt động của NHNN là quá rộng, đa mục tiêu, không xác định thứ tự ưu tiên. Đa mục tiêu có thể tạo ra mâu thuẫn tiềm năng về chính sách. Hơn nữa, sẽ làm cho NHNN rất lấn cấn trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Tính độc lập thấp

Từ pháp lệnh cho đến luật, chúng ta thấy tính độc lập của NHNN không cao. NHNN là một phần của bộ phận hành chính của Chính phủ, chịu trách nhiệm đối với Chính phủ. Thống đốc NHNN chỉ là một ủy viên thường trực của Hội đồng Tiền tệ Quốc gia. Thống đốc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ của Chính phủ. Theo đó, giám đốc các chi nhánh NHNN được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ thống đốc và chịu sự lãnh đạo song trùng giữa trung ương và địa phương.

Với tính độc lập thấp như vậy, NHNN không có chức năng hoạch định mà chỉ là cơ quan chấp hành sách tiền tệ. Chính phủ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, mức lạm phát dự kiến hằng năm trình Quốc hội quyết định; tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hằng năm, mục đích sử dụng số tiền này (điều 3 khoản 3).

Điều hành tiền tệ yếu

Do vậy, tính độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam rất hạn chế.Hằng năm, NHNN vẫn phải cung ứng một lượng tiền không nhỏ cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách Nhà nước. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân sách (điều 32), tuy nhiên thực tế các khoản tạm ứng này thường không có bảo đảm và không được hoàn trả trong năm đúng như luật định. Thêm vào đó, các khoản tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại quốc doanh được sử dụng cho mục đích ngân sách, có nguy cơ dẫn đến những tác động bất lợi cho điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

Tính độc lập của NHNN còn hạn chế, đã tạo sự phụ thuộc của chính sách tiền tệ vào chính sách tài khóa. Chính sách tiền tệ vì phải theo đuổi đa mục tiêu nên có nhiều khả năng xung đột với nhau trong trung và dài hạn, đặc biệt là ổn định giá trị đồng tiền và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, chính sách tiền tệ còn phải chịu sự tác động bởi áp lực và phải neo vào các mục tiêu ngắn hạn của Chính phủ.

Vả lại, do là cơ quan trực thuộc Chính phủ, nên NHNN bị ràng buộc quá nặng nề vào chức năng quản lý Nhà nước: Can thiệp quá sâu vào nhiều nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, cấp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng... trong khi không chú trọng đúng mức vào thực hiện chức năng của bản thân ngân hàng trung ương bằng cơ chế thị trường.

Cuối cùng, phải thừa nhận rằng, hệ thống thông tin báo cáo tài chính NHNN còn quá yếu kém, thiếu minh bạch. Cho đến hiện tại, các báo cáo tình hình hoạt động tài chính, bảng cân đối tài sản của NHNN hoàn toàn không được công bố.

Thiếu minh bạch, khó mà giám sát và đánh giá trách nhiệm của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ, gây khó khăn trong việc dự báo về chính sách tiền tệ, từ đó gây rủi ro cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính./

(Báo Tổ Quốc)

 

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Đồng Việt Nam ít biến động so với đồng đôla Mỹ
  • Mạnh tay với giao dịch ở thị trường "chợ đen"
  • Thanh toán bằng đồng Việt Nam Thương lượng quyền đã có
  • Tiền tệ “lắc”, chứng khoán “rụng”
  • Citigroup: Năm 2010 toàn cầu tiếp tục lãi suất thấp
  • Thị trường ngoại hối sẽ ổn định hơn
  • Đề nghị công an chấn chỉnh việc buôn bán ngoại tệ
  • Kiều hối 2009 khó vượt 6 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!