Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp bàn về lãi suất ngân hàng: Gần với giới hạn cho vay cao nhất

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam quý II và III năm 2010 cho thấy, bức tranh hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp không ít khó khăn. 400 doanh nghiệp đều đã bày tỏ những khó khăn đặc biệt của mình trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Kết quả khảo sát đã chỉ ra, chỉ có 34% trong tổng số doanh nghiệp được thực hiện với mức lãi suất ngắn hạn dưới 12%/năm thì trong đó 94% doanh nghiệp thấy là hợp lý. Với mức lãi suất ngắn hạn từ 12%/năm trở lên, số doanh nghiệp đang thực hiện là 66%, trong đó chỉ có 6% số doanh nghiệp được hỏi thấy đây là mức hợp lý, còn 60% doanh nghiệp cho rằng họ đang phải chịu mức lãi suất bất hợp lý. Cụ thể, có đến 22% số doanh nghiệp được khảo sát đang phải chịu mức lãi suất ngắn hạn từ 12 đến dưới 13%/năm; 20% doanh nghiệp phải vay với lãi suất từ 13 đến dưới 14%/năm và 14% phải vay với lãi suất từ 14-15%/năm. Điều này khiến các doanh nghiệp phải huy động các nguồn lực khác nên đã ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động hoặc kế hoạch đầu tư khác của họ.

Đại diện Viện Phát triển doanh nghiệp cho biết: “Mức lãi suất đang thực hiện và mức lãi suất cao nhất có thể chịu đựng được của các doanh nghiệp khá gần nhau, chứng tỏ mức lãi suất ngắn hạn hiện nay đang khá gần với giới hạn cho vay cao nhất mà các doanh nghiệp có thể chịu đựng được”. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn mong muốn lãi suất tiếp tục giảm. Vì vậy, để tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức 25% như mục tiêu cả năm đề ra, lãi suất cho vay phải được đưa về mức 12%/năm. Các doanh nghiệp đều bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý và các tổ chức tín dụng cần tìm biện pháp giảm mức lãi suất cho vay hiện nay xuống còn từ 11-12%/năm và không thu thêm loại phí nào khác để doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh.

Mặt khác, cần tăng cường kiểm tra giám sát các tổ chức tín dụng và xử lý nghiêm những vi phạm, đồng thời công khai chi tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng về những tổ chức tín dụng lách luật, thực hiện sai cam kết giảm lãi, tăng phí. Một biện pháp được cho là khả quan khác là nên tăng thu ngân sách đối với các tổ chức tín dụng có mức lãi suất cao hơn 12%/năm hoặc thấp hơn tỷ lệ này nhưng lại tính các loại phí phi chính thức. Mọi thông tin về mức lãi suất và các khoản phí của các tổ chức tín dụng đều cần được công khai hóa.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ ngày 23/9
  • Đồng USD đứng gần mức thấp 5 tháng so với đồng euro trong khi chờ đợi các báo cáo kinh tế quan trọng
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 22/9/2010
  • Trái phiếu cản trở hạ lãi suất
  • Cho vay đến 20.000 USD với lãi suất 0%
  • Tác động đa chiều sau điều chỉnh tỷ giá
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 21/9/2010
  • Bản tin Thị trường Tiền tệ ngày 21/9/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!