Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đôla tiếp tục trượt giảm với kỳ vọng về gói kích thích kinh tế thứ 2

Đồng đôla giảm ngày thứ 3 liên tiếp so với đồng euro do suy đoán Fed sẽ tung thêm các biện pháp nới lỏng tín dụng nữa trong lúc phục hồi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có dấu hiệu trì trệ.

Đồng đôla giảm xuống còn 1,3975 euro lúc 8:01 tại Tokyo từ 1,3947 euro tại New York vào ngày 29 tháng 10.

"Sự phục hồi nền kinh tế Mỹ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn và cần thiết phải có sự hỗ trợ của Fed", “Vì vậy, chúng ta thấy đồng đôla đang giảm dần" ông Mike Jones, nhà chiến lược tiền tệ tại Ngân hàng New Zealand tại Wellington cho biết.

Trong khi đó, đồng Yên cũng chặn mức tăng trong hai ngày so với đôla khi các trader chờ đợi kết quả từ cuộc họp ngày 4-5/11 của ngân hàng TW. Cụ thể, đồng đôla giao dịch ở mức 80,35 yên từ 80,40 yên sau khi chạm mức 80,22 yên, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1995.

Đồng bạc xanh đạt mức thấp so với đồng yên trong 15 năm trước khi Mỹ đưa ra báo cáo việc mở rộng sản xuất tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng thứ 2 liên tiếp.

Theo Viện Quản lý Nguồn cung, chỉ số nhà máy của Mỹ đã giảm xuống còn 54,0 điểm trong tháng 10 từ 54,4 điểm trong tháng 9. Số liệu từ Bộ Thương mại tuần trước cũng cho thấy việc mở rộng nền kinh tế Mỹ đạt tỷ lệ hàng năm là 2% trong quý thứ 3 và lạm phát cũng giảm, bổ sung thêm cho quan điểm của Fed rằng sẽ tăng cường thêm các biện pháp kích thích khi cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng.

Giới đầu tư dự đoán Ngân hàng TW Nhật tuần này sẽ mở rộng áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn đồng nội tệ tăng giá so với đôla.

Trong khi đó, đồng euro cũng giao dịch ở mức 112,27 yên từ 112,12 yên. Đôla Úc đạt 98,51 cent (đôla Mỹ) từ 98,35 cent, và mua vào ở mức 79,15 yên từ 79,08 yên.

Ông Shao Fenggao, giới chức ngân hàng China Construction Bank Corp bình luận trên tờ tin tức kinh doanh Trung Quốc (China Business News) hôm nay cho biết nước này có thể mua vàng và dầu từ nước ngoài bằng nguồn dự trữ ngoại hối của mình nhằm tránh sự thất thế của đôla Mỹ.

(giavang)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!