Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng euro mở rộng đà giảm, nỗi lo châu Âu chưa chấm dứt

Đồng euro giảm xuống gần mức thấp nhất trong 3 tháng so với đồng yên do lo ngại các quốc gia châu Âu khó khăn trong việc tăng quỹ vốn, hạn chế nhu cầu đầu tư tài sản trong khu vực.

Đồng tiền chung châu Âu suy yếu so với 14/16 đồng tiền chính trước khi Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia quyết định bán nợ trong tuần này. Trước đó, trái phiếu chính phủ Bồ Đào Nha giảm mức cao nhất trong khu vực đồng euro tuần trước.

Cụ thể, đồng euro giảm xuống còn 107,03 yên tại Tokyo sáng nay, từ mức 107,32 yên tại New York vào ngày 07 tháng 1. Hiện, đồng euro giao dịch tại 1,2899 đôla từ 1,2907 đôla. Đồng đôla lấy lại mức 82,98 yên từ 83,15 yên.

Có thể thấy, khủng hoảng nợ châu Âu đã giáng một đòn nặng nề vào sức mạnh của đồng euro và áp lực lên đồng tiền chung đang ngày càng gia tăng khi cuộc khủng hoảng nợ bắt nguồn từ Hy Lạp và Ireland có xu hướng lan rộng.

Các chuyên gia cho rằng Bồ Đào Nha hoặc Tây Ban Nha có khả năng sẽ trở thành nạn nhân kế tiếp, trong trường hợp xấu nhất, Italy và Bỉ có thể lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Ngoài ra, hệ thống ngân hàng châu Âu cũng có nguy cơ lâm vào bất ổn. Các khoản nợ chính phủ của các nước châu Âu đang làm suy yếu niềm tin trong các hoạt động của bộ máy tài chính. Ước tính các ngân hàng của Tây Ban Nha sẽ cần 100 tỷ euro, tức 10% GDP quốc gia.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn có cái nhìn khá khác biệt về vấn đề khủng hoảng nợ tại đây.

Một số chấp nhận sống chung với khủng hoảng nợ vì cho rằng khó khăn tại các nước khu vực đồng euro đang được tháo gỡ từng phần nhờ các gói cứu trợ và các biện pháp của chính phủ. Nhưng một số nhà đầu tư khác không tin rằng “vết thương” của nền kinh tế khu vực này sẽ lành lặn vào cuối năm nay. Họ lo sợ rằng những khó khăn có thể leo thang trước khi chúng được cải thiện và sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu giống như sự sụp đổ của Lehman Brothers, đã đưa thị trường vào tình trạng suy sụp hơn hai năm trước đây.

Thậm chí, một số chuyên gia kinh tế khác còn chắc rằng, các thị trường nợ châu Âu có thể sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng tín dụng thứ hai trong nhiều tháng do những lo sợ ngày càng gia tăng về lượng trái phiếu khổng lồ mới mà các chính phủ và ngân hàng phải bán ra trong năm 2011.

Lúc đó, chuyện gì sẽ xảy ra với đồng euro, điều đó thật khó để tưởng tượng!

(giavang)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!