Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đồng euro trượt giá khi ECB chưa nâng lãi suất

Đồng euro đã rớt giá so với đồng USD trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/6 trên thị trường châu Á khi Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tỏ ra không mấy vội vàng trong việc kiềm chế lạm phát.

Tại Tokyo vào chiều 10/6, đồng euro đã giảm xuống còn 1,4493 USD so với mức 1,4509 USD trên thị trường New York cuối phiên hôm trước (9/6).

Đồng tiền châu Âu cũng lùi bước trước đồng yen Nhật, từ 116,42 yen xuống 116,19 yen. Trong khi đó, đồng bạc xanh cũng xuống giá so với đồng yen khi chỉ đổi được 80,16 yen thay vì 80,31 yen của cuối phiên trước.

Đồng euro bắt đầu chịu sức ép kể từ sau khi ECB công bố giữ nguyên lãi suất của đồng tiền này ở mức hiện hành 1,25% vào hôm 9/6.

Mặc dù Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet nói rằng lạm phát là một trong những "quan ngại mạnh mẽ" của ECB - nhận định được cho là sẽ dẫn đến chính sách siết chặt tiền tệ trong tương lại tại khu vực Eurozone, nhưng có vẻ như ECB không quá lo lắng về triển vọng lạm phát trong dài hạn của khu vực và đã phát đi tín hiệu rằng có thể ngân hàng này sẽ không sớm nâng lãi suất.

Theo các nhà phân tích, sự sụt giảm hiện tại của đồng euro là do các nhà đầu tư "chưa thấy có nhân tố nào cho thấy là nên mua vào đồng tiền này", vì mọi tâm điểm của giới đầu tư hiện đang dồn vào việc liệu ECB có nâng lãi suất vào tháng Bảy tới hay không.

Trong khi đó, đồng USD lại bị sức ép bán ra từ các nhà xuất khẩu Nhật Bản sau khi đồng tiền này vừa mới được vực dậy trong phiên trước nhờ số liệu cho thấy thâm hụt thương mại của Mỹ đã giảm mạnh trong tháng 4, với xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhập khẩu sụt giảm.

Báo cáo công bố ngày 9/6 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng Tư đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, chỉ còn 43,7 tỷ USD so với 46,8 tỷ USD của tháng Ba.

Trong phiên này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền châu Á, tăng so với các đồng nội tệ của Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, trong khi giảm so với các đồng tiền của Singapore, Indonesia và Thái Lan./.

(TTXVN)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!