Tuần qua tại một diễn đàn lớn ở Tokyo, Lưu Quảng Tây, thành viên của Cục quản lý ngoại hối quốc gia Trung Quốc dự đoán rằng không lâu nữa đồng Nhân Dân Tệ sẽ “quốc tế hóa”.
Các cuộc tranh luận trong nước diễn ra sôi nổi bàn về việc phải nhanh chóng để việc quốc tế hóa đơn vị tiền tệ một cách hiệu quả.
Cách gọi “Đồng Đỏ hay Đồng Xanh” cho thấy rõ sự mở rộng của đồng Nhân dân tệ ra nước ngoài có thể sẽ không đi theo con đường thẳng mà rất nhiều người phương Tây đã lầm tưởng.
Theo lẽ thường, đồng Nhân dân tệ dùng cho mục đích thương mại sẽ tăng dần. Cùng lúc đó, nó trở thành đồng tiền đầu tư quốc tế. Ngày càng có nhiều trái phiếu mang tên đồng Nhân dân tệ, tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường trong nước.
Báo cáo tháng 9 cho thấy Ngân hàng Trung ương Malaysia đã đa dạng hóa một số cổ phiếu của mình sang đồng Nhân dân tệ.
Có vẻ như sự quốc tế hóa này đi kèm với sự tự do hóa dưới 2 hình thức quan trọng: một là đồng Nhân dân tệ có thể hoàn toàn được quy đổi tự do (nó từng được quy đổi sang USD hoặc vàng để dùng trong thương mại và những hình thức thanh toán khác kể từ 1996; nhưng xuất hiện hạn chế trong việc quy đổi của các khoản vốn); và thứ 2 là mức giá quy đổi của nó sẽ phải dựa trên tỷ giá thị trường chứ không thể duy trì một giá cố định như đồng USD.
Vì vậy, sự quốc tế hóa đồng tiền này đẩy Trung Quốc vào một thế tiến thoái lưỡng nan. Rất nhiều quan chức ấp ủ vai trò “quốc tế hóa” sẽ đến với đồng Nhân dân tệ cả về mặt pháp lý lẫn và việc trở thành thước đo ưu thế hơn đồng USD trên hệ thống tài chính thế giới. Nhưng họ cũng sợ áp lực trước mắt về mức giá quy đổi có thể trở nên lơi lỏng và ngụ ý Nhân dân tệ phải hoàn toàn được quy đổi tự do.
Hai bản báo cáo thú vị khác gần đây nói về sự phát triển trong sự hợp tác tài chính trong Châu Á. Một, của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế, một đội ngũ cố vấn của Washinton, đặt câu hỏi rằng phương Tây có lo lắng gì về sự hợp tác tài chính giữa các nước châu Á và về Sự tăng trưởng ưu thế của Trung Quốc.
Báo cáo cho thấy địa phương hóa khu vực Châu Á chưa phải là mối đe dọa nghiêm trọng đến trật tự tài chính quốc tế hiện nay; và triển vọng hợp tác của tỷ giá hối đoái trong khu vực còn xa vời. Nhưng sau cuộc suy thoái tài chính Mỹ năm 2008-2009, việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế từ địa phương cũng như cơ chế phòng thủ đang từng bước hình thành.
(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com