Ra đời tháng 1/1999, Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu là một khu vực bao gồm 320 triệu người và 15 quốc gia, từ những cường quốc kinh tế như Pháp và Đức đến những nước nhỏ như Cyprus và Malta.
Dần vượt qua USD "tiền bối"
Vào năm 2005, EUR đã vượt qua USD trở thành đồng tiền phổ biến nhất trên các thị trường vốn quốc tế. Giá trị euro trong lưu hành đã vượt qua USD lần đầu tiên vào năm 2006.
Không tính những đợt phát hành riêng và phát hành trong nước, nợ quy theo euro tương đương khoảng 6.000 tỷ USD, hay chiếm 48,5% tổng nợ vào cuối quý 3, theo Cty cung cấp dữ liệu Xtrakter. Nợ tính theo USD là khoảng 4,000 tỷ hay 32,1%.
Và EUR chỉ đứng thứ 2 sau USD xét trên phương diện dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới, và rất có thể tỷ lệ EUR sẽ tăng từ khoảng 28% lên 33% hoặc hơn thế nữa trong các năm tới.
Trong khoảng thời gian đó, thêm 4 thành viên, Cyprus, Hy Lạp, Malta và Slovenia đã từ bỏ đồng tiền quốc gia của mình để tham gia vào đồng tiền chung Châu Âu, và đến nay nhiều quốc gia khác cũng đang chuẩn bị cho việc gia nhập làng eurozone. Người ta còn cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có thể đẩy nhanh tốc độ trở thành thành viên của eurozone ở một số nước như Đan Mạch hay ở Hungari. Sự trợ giúp từ Quỹ tiền tệ quốc tế cũng có thể đẩy nhanh quá trình hoàn thành những yêu cầu cần thiết để quốc gia này sớm gia nhập eurozone.
Không chỉ có màu hồng
Rất đông người dân Châu Âu, bao gồm cả người Italia, Tây Ban Nha và những nước khác khẳng định rằng họ đang phải đối mặt với lạm phát hơn trước khi EUR ra đời. Bị đè nặng trách nhiệm kiểm soát lạm phát, ECB đã phải vận dụng lời cố vấn của một số nhà phê bình và tăng lãi suất cho vay chính lên 4,25% nhằm chặn đứng kỳ vọng lạm phát. Và hiện giờ ECB vẫn bị phàn nàn rằng ngân hàng đã không trở tay nhanh hơn để lạm phát đang xẹp xuống rất nhanh còn nền kinh tế Châu Âu đang bước vào một thời kỳ suy thoái nghiêm trọng đầu tiên kể từ khi đồng tiền chung ra đời.
Cùng lúc đó, các dấu hiệu căng thẳng được thấy rõ thông qua sự chênh lệch lợi suất trái phiếu giữa các trái phiếu chính phủ tính theo EUR. Lợi suất đối với trái phiếu Chính phủ Italia đã tăng rất cao so với trái phiếu Chính phủ Đức, càng làm tăng thêm mức độ chênh lệch chưa từng thấy từ khi EUR ra đời năm 1999.
Mức độ chênh lệch lợi suất và những số liệu khác ám chỉ một số lượng lớn các nhà đầu tư đang lo sợ rằng Italia hoặc các quốc gia khác một ngày nào đó có thể rời bỏ EUR, theo các nhà kinh tế. Tuy vậy, những người ủng hộ đồng euro cũng cho rằng khó có thể xảy ra trường hợp một quốc gia nào đó có thể từ bỏ đồng tiền chung Châu Âu do không có điều khoản nào trong Hiệp ước Maastricht điều chỉnh việc từ bỏ đồng tiền này.
Từ bỏ EUR có thể giúp một nước có lợi thế bằng cách phá giá đồng tiền riêng của nước mình, nhưng chênh lệch lãi suất so với trái phiếu tính bằng euro sẽ bị mở rộng hơn. Điều đó sẽ làm tăng thêm chi phí vay nợ đối với chính phủ, ngân hàng, DN và các hộ gia đình.
Những người bất đồng quan điểm từ lâu đã chú ý đến chính sách tiền tệ "một cỡ vừa cho tất cả" của Ngân hàng trung ương Châu Âu. Nói cách khác, khi ECB đưa ra mức lãi suất cho vay chủ chốt, ví dụ là 4%, đó là mức chuẩn cho 15 quốc gia, từ Athens đến Dublin. Mức lãi suất đó có thể chỉ thích hợp để kiềm chế lạm phát ở Pháp và Đức, nhưng nó có thể không có tác dụng với những nước khác.
Trên thực tế, nhiều nhà kinh tế nói rằng mức lãi suất của ECB quá thấp so với những nền kinh tế đã có thời nở rộ như Ireland hay Tây Ban Nha, càng bơm căng cho bong bóng nhà đất phình to. Khi nền kinh tế bắt đầu đi xuống, các mức lãi suất lại dường như quá cao cho các nền kinh tế đó, làm tăng vòng xoáy suy thoái.
Ngoài ra, một số chuyên gia lo ngại, EUR còn phải cạnh tranh với các đối thủ đang nổi lên là đồng tiền của Trung Quốc và Ấn Độ. Sự lớn mạnh của hai nền kinh tế nói trên sẽ làm giảm mức độ quan trọng của EUR trong vai trò là đồng tiền toàn cầu.
(Theo báo diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com