Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

G. Soros: "Đồng EUR có thể sẽ sụp đổ hoàn toàn"

 Chinanews ngày 23/2 đưa tin, nhà đầu cơ nổi tiếng thế giới George Soros nhận định, cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã bộc lộ hoàn toàn những thiếu sót bẩm sinh về thế chế của đồng EUR. Cho dù Liên minh châu Âu EU có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ lần này của Hy Lạp, nhưng trong tương lai chắc chắn vẫn sẽ phải đối mặt với một thử nghiệm lớn hơn. Ngoài ra, Soros còn cảnh báo, trừ phi khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone có thể từng bước mở rộng nền tảng hợp tác chính trị trong khu vực, nếu không toàn bộ thể chế đồng EUR có thể sẽ sụp đổ hoàn toàn.

Các nhà đầu tư lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, hôm qua (22/2), tỷ giá đồng EUR so với đồng USD sụt giảm xuống còn 1,3602, còn so với đồng Yên Nhật giảm xuống còn 124,37. Được biết, một trong những Công đoàn lớn nhất tại Hy Lạp vào ngày mai sẽ phát động một cuộc bãi công lớn trên toàn quốc, dự đoán sẽ có tới hàng chục ngàn người tham gia.

Hôm Chủ nhật (21/2), ông Soros đã có một bài viết trên tờ “Financial Times” cho rằng, một thể chế tiền tệ hoàn chỉnh nên có ở ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính, các ngân hàng trung ương khi gặp khủng hoảng có thể cung cấp tính thanh khoản, song duy chỉ có Bộ Tài chính mới có thể giải quyết vấn đề khả năng thanh toán. Khi khu vực Eurozone được thành lập, các nước chỉ đồng ý thiết lập ngân hàng trung ương châu Âu, chứ không muốn cùng các cơ quan chia nhau quyền thu thuế, đã chôn dấu những thiếu sót bẩm sinh cho thể chế đồng EUR.

Ông này cũng đã dẫn lời Otmar Issing, người đề xướng ra đồng EUR cho hay: “Đồng thời với việc xây dựng một liên minh tiền tệ mà không thành lập một liên minh chính trị, sẽ giống như việc đặt xe ngựa phía trước con ngựa đó”

Cũng theo ông Soros, EU và Eurozone đều đang phải đối mặt với một vấn đề giống nhau. Khi cơn chấn động tài chính bộc lộ những thiếu sót mang tính bẩm sinh của khu vực Eurozone, khủng hoảng nợ Hy Lạp sẽ đẩy vấn đề lên cao hơn. “Giả sử giữa các nước thành viên không thể tiến lên cùng nhau, thể chế đồng EUR có thể sẽ sụp đổ”.

Ông này cũng cho rằng, phương sách giải quyết khủng hoảng nợ Hy Lạp hiệu quả nhất hiện nay là các nước thành viên Eurozone phát hành trái phiếu đồng EUR được bảo lãnh chung, tái cấp vốn cho 75% khoản nợ đáo hạn của Hy Lạp với điều kiện là Hy Lạp đạt được mục tiêu hạ thấp thâm hụt tài chính. Tuy nhiên, cách làm này về chính trị không thể thực hiện đươc, nguyên nhân là do Đức, đầu tầu khu vực Eurozone từ chối ra tay.

Có phân tích cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ lần này có thể sẽ khiến Hy Lạp và Đức bất hòa. Theo điều tra, đại đa số người dân Đức phản đối việc cứu trợ Hy Lạp, vì cho rằng, năm ngoái Đức đã tiêu quá nhiều tiền cho Hy Lạp; Còn người dân Hy Lạp lại cho rằng, Đức không ngừng đưa ra những lời bình luận tiêu cực, khiến cuộc khủng hoảng nợ ngày càng xấu đi.

(CaFef)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!