Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạ lãi suất, doanh nghiệp chưa vội “thở phào”

Cả tháng nay, cộng đồng DN khấp khởi trước lời hứa đưa lãi suất cho vay về 17 – 19% của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, giờ đã là tháng 9/2011 và lời hứa đó đang thành hiện thực khi lần lượt các NH lớn nhỏ thông báo hạ lãi suất. DN liệu đã có thể “thở phào”?

Lao đao vì lãi suất

Ngay từ cuối tháng 8, thị trường bắt đầu đón nhận các gói tín dụng ưu đãi lãi suất từ một số ngân hàng như: Techcombank với cơ chế hỗ trợ từ 19,5%/năm, Eximbank từ 17%/năm. Rồi các chương trình hạ lãi suất của ACB, HDBank, ABBank, SHB, BIDV; hay như việc VPBank cũng cam kết dành 3.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất tín dụng các DN sản xuất và xuất khẩu.  Dự kiến sắp tới sẽ có thêm nhiều thành viên nhập cuộc trong cuộc đua hạ lãi suất cho vay này. Tuy nhiên, ngay cả những người lạc quan nhất cũng cho rằng không dễ tiếp cận những khoản vay này bởi trước đây cũng từng có rất nhiều gói tín dụng ưu đãi được công bố, nhưng thực tế ngân hàng giải ngân như thế nào gần như không được công bố.

Theo TS Đinh Thế Hiển – Giám đốc Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng, các DN đang gánh chịu chi phí lãi suất vay quá cao khoảng 20 – 23%, thậm chí có ngành lên tới 25%.“Lãi suất huy động và cho vay của Việt Nam cao nhất trong nhóm các nước có lãi suất huy động cao nhất thế giới. Điều này đã làm tăng chi phí sản xuất và suy giảm hiệu quả kinh doanh của nhiều DN”– ông Hiển nhận định.

"Cũng phải “khéo co” lắm thì DN mới chịu được mức lãi suất cao như vậy. Giờ lãi suất chỉ cần giảm xuống 20% là chúng tôi đã có thể sống tốt rồi”– ông Mạc Văn Nam - Phó Giám đốc Cty TNHH Thương mại và Xây dựng Đại Lợi (HN) chia sẻ.

So với các đơn vị khác thì Đại Lợi vẫn là một DN “may mắn” vì là khách hàng thân thiết, lại có tài sản thế chấp đầy đủ nên dễ dàng được ngân hàng cho vay. Có không ít DN bi đát tới mức phải đóng cửa vì “bí” vốn, không có quan hệ tốt với các ngân hàng. Theo Giám đốc một ngân hàng thương mại, trong 5 vạn DN khách hàng chỉ có 10 – 15% có quan hệ thường xuyên với ngân hàng.

Cần xem lại mình

Việc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hạ dần lãi suất cho vay là một tín hiệu đáng mừng đối với các DN song xét đến cùng thì lãi suất chỉ là một trong nhiều yếu tố làm trầm trọng hóa tình trạng “ốm yếu” và “chết yểu” của DN. Vì thế,“không phải lãi suất hạ thì DN sẽ tốt hơn, mà cái chính là các DN trong giai đoạn hiện nay cần phải nhìn lại mình, củng cố lại hoạt động, cơ cấn vốn và chiến lược để có thể phát triển tiếp trong giai đoạn tới”– quan điểm của chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh xuất phát từ thực tế hiện nay hơn 60% DN lấy quá nhiều vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn. Đa số DN đều đầu tư ngoài ngành. Có hơn 90% DN có dính dáng đến bất động sản, trong khi đó, tính đến thời điểm 30/6, dư nợ bất động sản là 245 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,94% tổng dư nợ toàn hệ thống; chỉ có 60% vốn của DN phục vụ cho hoạt động chính.

Ông Ánh cho rằng “cơ cấu vốn của DN rất mong manh”. Việc DN trông chờ quá nhiều vào vốn vay ngân hàng đã khiến họ càng dễ bị “tụt” trước những “sóng gió” của nền kinh tế. Trước dự báo xác suất tái khủng hoảng kinh tế thế giới đã lên tới con số 60%, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo các DN và hệ thống ngân hàng cần có sự trù bị kỹ càng hơn nữa.

5 tháng cuối năm, Ngân hàng sẽ được phép cho vay ra nền kinh tế thêm khoảng 238 nghìn tỷ đồng, bình quân giải ngân khoảng 47,6 nghìn tỷ đồng/tháng, gấp đôi tiến độ giải ngân 7 tháng đầu năm 2011. Tổng phương tiện thanh toán còn lại cho 5 tháng lên tới gần 300 nghìn tỷ đồng (bình quân M2 tăng thêm đạt khoảng 59,5 nghìn tỷ đồng/tháng, gấp gần 5 lần tiến độ giải ngân của 7 tháng đầu năm 2011). Như vậy tín dụng và cung tiền kế hoạch theo Nghị quyết 11 còn khá lớn.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Vai trò lãi suất thực âm
  • Lạm phát cao, lãi suất có giảm ?
  • Đồng tiền nào có đủ khả năng thay thế được USD?
  • Đã ép xuống, USD cuối năm vẫn bật lên?
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 01/09/2011
  • Euro tiếp tục sụt giảm so với hầu hết các đối tác thương mại chính
  • Tỷ giá USD/VND ngày 31/8
  • Đã hội tụ đủ tiền đề để giảm lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!