Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế thế giới 2011: Khi nào thì nên bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ ?

 

Cái khó trong việc quyết định thời điểm là không nhà điều hành chính sách nào có thể chắc chắn rằng họ không gây ra những lỗi mới.

Hai năm từ khi sa lầy vào cuộc khủng hoảng tài chính, các nhà điều hành chính sách ở các nước phát triển vẫn còn đang loay hoay tìm kiếm thời điểm thích hợp, trong khi đó những người đồng nhiệm của họ ở các thị trường mới nổi bực dọc vì họ đã lỡ chuyến tàu.

Năm 2011, tại các nước mới nổi, chính sách tiền tệ là mảng dễ được dự đoán nhất khi tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn mạnh thì lạm phát đã bắt đầu tăng ở mức báo động.

Năm 2010, nhu cầu lương thực tăng mạnh khiến cho giá cả hàng hóa tăng kỷ lục và giá dầu thô đạt 100 USD/thùng. Tỉ lệ lạm phát ở một số nước đang phát triển tăng lên mức hai con số. Nhiều quốc gia đã phản ứng lại bằng cách nâng lãi suất ngắn hạn, nhưng điều này càng khiến cho nguy cơ bất ổn định của dòng vốn vào trở nên nghiêm trọng.

Các nước đang phát triển lo ngại rằng nếu họ tăng lãi suất thêm nữa, số tiền đã đem đi đầu tư với mức lãi cực thấp ở các nước phát triển sẽ vô tình khiến cho đồng tiền của mình bị định giá cao và hủy hoại tốc độ tăng trưởng trong dài hạn. Mối quan ngại của các nước này càng tăng cao khi Ngân hàng Thế giới phê chuẩn việc sử dụng rộng rãi các biện pháp đối phó có thể, bao gồm việc quản lý vốn và tích lũy vốn.

Mặc dù thị trường dự đoán rằng chính sách tiền tệ ở các nước phát triển sẽ được siết chặt, nỗi lo về khả năng hồi phục kinh tế dựa vào việc tăng lãi suất trong cuối năm ở Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và Anh vẫn rất cao.

Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 10/2010 khi quyết định bơm thêm 600 tỉ USD vào nền kinh tế bằng cách in thêm tiền và mua trái phiếu chính phủ.

Nếu nền kinh tế của các nước phát triển vẫn tiếp tục trong quá trình phục hồi, và có nhiều khả năng lãi suất sẽ tăng lên thì vào giữa tháng 1/2011, Jean-Claude Trichet, chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo lãi suất sẽ không tăng trong tương lai gần. 

"Bất cứ hành động nào của các ngân hàng Trung ương liên quan đến lãi suất cũng không dính dáng đến tiến trình vực dậy hệ thống ngân hàng châu Âu, Lạm phát ở khu vực châu Âu chỉ trong ngắn hạn.Vấn đề giá cả gia tăng sẽ đi liền với chính sách bình ổn giá”, ôngJean-Claude Trichet nói. 

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Anh, khi ngân hàng Trung ương Anh đã bắt đầu lo ngại về vấn đề lạm phát nhưng vẫn tin tưởng rằng năng lực dự phòng trong công nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp cao sẽ đưa lạm phát về với chỉ tiêu trong trung hạn một khi ảnh hưởng nhất thời qua đi.

Một trong những vấn đề đối với các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển để tránh việc nới lỏng hết mức chính sách tiền tệ vào năm 2011 là chính sách tài khóa phải chuyển từ việc kích thích kinh tế và tăng trưởng sang việc kiềm chế. Kích thích tài chính chỉ là việc của quá khứ.

Ngay cả như thế, Mỹ vẫn là một trường hợp ngoại lệ. Quốc hội Mỹ đã thông qua chương trình tiếp tục cắt giảm thuế, đồng nghĩa với việc tăng thêm trợ cấp thất nghiệp và giảm 1 năm thuế cho người lao động. Nhưng ngay cả với quan điểm  lới lỏng tài khóa này, thâm hụt ngân quỹ Mỹ năm nay giảm từ 8,9% xuống còn 8,1%, theo Moody.

Ở các nước phát triển khác, việc cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế dường như chắc chắn có trong danh sách của năm 2011. Một vài quốc gia theo đuổi chính sách khắc khổ. Trong tháng 1, chính phủ Đức hy vọng thâm hụt ngân sách quốc gia sẽ giảm dưới ngưỡng chung 3% của châu Âu sau khi vi phạm quy định trong năm 2010. 

Chính phủ Anh, với mức khởi điểm tệ hơn, đã đặt vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách làm trọng tâm ở mọi mặt. Vào năm 2011, Anh sẽ tăng thuế giá trị gia tăng lên 20% và tăng thuế lao động và lương bổng vào tháng 4. Những dự án có nguồn vốn từ chính phủ sẽ bị cắt giảm và nhân viên chính phủ sẽ chỉ được trả lương trong mức hạn định trong vòng 2 năm.

Ở các nước khác thuộc khu vực châu Âu, tình trạng thắt chặt còn khắc khe hơn dưới áp lực không còn lựa chọn khác sau khi chỉ một số ít các nhà đầu tư chịu đổ vốn để cứu vãn tình trạng thâm hụt tài khóa.

Hy Lạp và Ai-len đã đồng ý thắt chặt chi tiêu một cách mạnh mẽ và nhanh chóng cắt giảm thâm hụt ngân sách, đổi lại để nhận được nguồn cho vay từ quỹ tiền tệ quốc tế và quỹ cứu trợ châu Âu. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ và Ý cũng có những hành động tương tự để ngăn chặn số phận tương tự xảy ra với mình.

Không ai có thể biết được việc siết chặt chi tiêu trong các lĩnh vực công sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế ở mức độ nào. IMF dự báo rằng trở ngại cho tăng trưởng đối với các nước phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi sẽ lớn hơn thường lệ vì việc thắt chặt tài khóa xảy ra song song và vào thời điểm nền kinh tế đang ở trong tình trạng dễ đổ vỡ.

Những quan ngại đó cùng với kinh nghiệm của năm 2010, khi các nhà làm chính sách chuẩn bị dỡ bỏ các chính sách dưới thời khủng hoảng nhưng nhận thấy rằng tình hình chung của nền kinh tế còn quá yếu kém, khiến cho chúng ta phải dừng lại để suy ngẫm trước khi đưa ra dự đoán chính sách nào sẽ đạt hiệu quả để đưa nền kinh tế trở lại bình thường trước năm 2012. 

Dư vị từ cơn khủng hoảng tài chính dường như còn kéo dài và rất tồi tệ.

Quỳnh Như
Theo FT// Doanh nhân Toàn cầu

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • 10 điều thú vị về… tiền
  • Chuyện tiền lẻ, tiền mới và vai trò của ngân hàng
  • Chính Phủ yêu cầu ngân hàng giảm dần mặt bằng lãi suất
  • Giá USD đẩy giá vàng tăng
  • Bản tin thị trường tiền tệ ngày 27/1/2011
  • USD rơi mốc 21.000 đồng, vàng đứng giá
  • Đồng USD tiếp tục chuỗi ngày u ám, thị trường chờ đợi các thông tin quan trọng từ Mỹ và EU
  • Nợ nần đang “chôn sống” đồng euro!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!