Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất cho vay đối với phi sản xuất lên đến 20%

Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua lãi suất cho vay ít biến động so với tuần trước. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, chi phí sản xuất doanh nghiệp nhỏ và vừa phổ biến ở mức 12-12,75%/năm; đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh khác 13-17%/năm; đối với phi sản xuất 18-20%/năm.

Lãi suất huy động cũng ít biến động so với tuần trước, hầu hết các ngân hàng thương mại niêm yết lãi suất huy động phổ biến ở mức 12%/năm đối với các kỳ hạn từ 1-12 tháng. Tuy nhiên, có một số ngân hàng thương mại thỏa thuận về trả thêm tiền mặt và lãi suất đối với những khoản tiền gửi giá trị lớn làm cho lãi suất huy động thực tế cao hơn lãi suất niêm yết.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng tính đến ngày 16/11 tăng ở hầu hết các kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 12 tháng tăng tương đối, với các mức tăng từ 0,83 điểm % đến 1,08 điểm %; các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần và không kỳ hạn tăng nhẹ. Lãi suất bình quân qua đêm giảm nhẹ 0,23 điểm % hiện đứng ở mức 11,96%.

Lãi suất bình quân của các kỳ hạn từ 1 tuần đến 12 tháng dao động xung quanh mức 13%-13,5%. Tuần này không phát sinh giao dịch kỳ hạn 6 tháng. Các giao dịch kỳ hạn 12 tháng ít phát sinh giao dịch. Lãi suất giao dịch bình quân bằng USD cũng tăng ở hầu hết các kỳ hạn; trong đó lãi suất qua đêm tăng nhẹ; lãi suất kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng có mức tăng từ 0,12 điểm % đến 0,24 điểm %. Riêng lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm 1,03 điểm %.

Trong tuần, không phát sinh giao dịch USD 12 tháng và không kỳ hạn. Các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên ít phát sinh giao dịch.

Tuần qua, trước tình hình diễn biến giá vàng thế giới phức tạp, giá vàng trong nước tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu vàng nhằm bình ổn thị trường vàng trong nước.

Trên thị trường ngoại hối, triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần hạn chế nhập siêu, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán can thiệp ngoại tệ đối với các nhu cầu thiết yếu./.

Chương trình xúc tiến thương mại trong nước: Nhập ít, xuất nhiều rau qua biên giới
 
Theo thống kê của Trạm Kiểm dịch Thực vật Tân Thanh, lượng rau nhập khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng) hiện nay gần như không đáng kể; tuần qua, chỉ có một lô rau gần 14 tấn, nhập theo dạng tạm nhập tái xuất.
 
Nếu như thời điểm đầu và giữa tháng 11-2008, trung bình mỗi ngày ở đây có khoảng 10 tấn rau, củ các loại được nhập về, thì hiện tại chỉ còn khoảng 3-4 tấn/ngày. Tại một số cửa khẩu khác ở Lạng Sơn như: Cốc Nam, Chi Ma, lượng rau xanh của Trung Quốc nhập về cũng không còn nhiều.
 
Theo bà Khổng Thị Phương, Chi cục trưởng Kiểm dịch Thực vật vùng 7, tại nhiều địa phương, nhất là tỉnh Lạng Sơn, bà con nông dân đã trồng nhiều rau sạch an toàn, giá rẻ, ví như ngày 23-11, một mớ rau cải làn nặng gần nửa cân, bán khoảng 2 ngàn đồng.
 
Thời gian gần đây, thời tiết thuận lợi, rau sinh trưởng rất nhanh. Một doanh nghiệp chuyên buôn bán mặt hàng rau qua biên giới cho biết, năm ngoái do lũ lụt, hạn hán, bên ta mất mùa, rau xanh nhập mạnh. Hiện nay, tại các chợ vùng biên như: Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Đồng Đăng (Cao Lộc), Kỳ Lừa, Giếng Vuông (thành phố Lạng Sơn) nhiều khách du lịch Trung Quốc thấy rau Việt Nam ngon, rẻ, mua về ăn, biếu người thân.
 
Cố Dỉ, trú tại Quảng Tây, Trung Quốc cho biết: “Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nên cây rau của chúng tôi được cái mẽ to, trắng nhưng ăn nhạt, chất lượng không cao. Năm nay, do có sương muối, sản lượng giảm đi ít nhiều. Tôi rất thích những cây rau Việt Nam, ăn ngọt, mát, không đầy bụng”.

Vinanet

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!