- Ngân hàng áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khoản vay trung và dài hạn khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại sẽ bị ép. Ông chia sẻ thế nào với doanh nghiệp về nỗi lo này?
- Doanh nghiệp lo ngại là đúng. Nhưng hiện nay, họ có bị ép không, khi không được vay thỏa thuận? Tôi xin nói, họ còn bị ép nhiều hơn. Khi vay thỏa thuận trở thành phổ biến, các ngân hàng phải tính đến việc cạnh tranh lành mạnh, và doanh nghiệp sẽ được lợi hơn. Chúng tôi thậm chí còn khuyến nghị là nên mở ra cả cho vay ngắn hạn để nông dân hay một số hoạt động xuất nhập khẩu có lợi. Nếu không sẽ méo mó, 366 ngày là trung, dài hạn và 365 ngày là ngắn hạn. Nếu vậy, sẽ rất là phức tạp trong điều hành chính sách tiền tệ.
- Nhưng đầu vào cho ngân hàng vẫn thắt chặt bởi lãi suất huy động bị khống chế bởi mức trần 10,5%. Các ngân hàng đang kêu khó, ông nghĩ sao?
- Chúng tôi thấy rất rõ rằng cho vay thỏa thuận nhưng khó thực hiện vì đầu vào không huy động được khi còn vướng lãi suất trần 10,5%. Người dân còn kỳ vọng tăng lãi suất nên chỉ gửi rất ngắn hạn và gây áp lực đến ngân hàng. Chúng tôi đã kiến nghị và Thủ tướng cũng đồng tình là phải dỡ bỏ cả huy động trần lãi suất tiền gửi 10,5%. Thủ tướng đã giao cho Thống đốc Ngân hàng nghiên cứu.
- Một mặt phải nâng lãi suất huy động để hút vốn, nhưng mặt khác là phải làm sao không đẩy lãi suất cho vay lên cao gây tác động lớn đến sản xuất. Theo ông, nên giải bài toán này như thế nào?
- Lãi suất có tính thị trường. Nhà nước chỉ có thể điều hành xoay quanh mức cân bằng thị trường chứ không thể tự mình ấn định. Nhưng Nhà nước có những công cụ để điều hành nó, ví dụ như lãi suất Việt Nam đồng, kể cả lãi suất tiền gửi lẫn lãi suất cho vay hiện nay là thực dương quá cao nếu tính theo cả năm. Nếu lạm phát dưới 10% thì tiền gửi đã thực dương, tiền cho vay cũng quá thực dương. Như vậy lãi suất hiện nay là cao không hợp lý. Cao như vậy cho thấy có vấn đề về chính sách, mà trước hết là quy định trần lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã nhìn thấy vấn đề này rồi, chỉ có điều đang vướng luật lệ.
Nghị quyết Quốc hội đã cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với một số dự án có hiệu quả, chúng ta cần tận dụng điều này. Còn trần lãi suất huy động tiền gửi thì không có luật nào quy định cả. Áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận là tạo cho chính thị trường tính cạnh tranh, đưa lãi suất về mức hợp lý chứ không tạo ra lãi suất bất thường, chỗ thì rất cao vì không quan hệ tốt và chỗ có thể vay thấp hơn nếu biết quan hệ.
Ngân hàng Nhà nước với tư cách là người cho vay cuối cùng, thì phải tính đến lạm phát để định ra lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu. Khi lãi suất tái chiết khấu hợp lý thì ai có nhu cầu sẽ được cấp vốn đầy đủ. Như vậy tự khắc sẽ không có sức ép đi huy động với lãi suất cao và mặt bằng lãi suất theo đánh giá của chúng tôi sẽ trở về hợp lý. Tất nhiên, người gửi tiền thì mong lãi suất cao trong khi người vay tiền mong lãi suất thấp nhưng đấy chỉ là mong muốn cá nhân, chung thì phải đảm bảo quy luật khách quan.
VNexpress
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com