Chẳng hạn, tại nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, MHB) và 2 ngân hàng cổ phần Vietcombank và Vietinbank, lãi suất cho vay thỏa thuận đã giảm xuống mức thấp nhất kể trên. Bên cạnh đó, các ngân hàng cổ phần quy mô lớn cũng từng bước cắt giảm chi phí đầu vào, để có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, với các ngân hàng cổ phần, việc cắt giảm lãi suất luôn được cân nhắc và tính toán thận trọng, nhằm tránh tác động tới lợi nhuận kinh doanh. Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô tại TP.HCM cho biết, mặc dù tín dụng nông nghiệp, nông thôn được ngân hàng áp lãi suất chỉ 12 - 12,5%/năm, nhưng đây là phân khúc mà không phải ngân hàng nào cũng muốn mở rộng tín dụng, vì rủi ro cao hơn so với cho vay DN.
Với tín dụng xuất khẩu, cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo vị phó tổng giám đốc trên, ngân hàng cũng đang xây dựng sản phẩm “tài trợ xuất khẩu, lãi suất ưu đãi”. Theo đó, mức lãi suất cho vay thỏa thuận mà ngân hàng đang xem xét hỗ trợ doanh nghiệp dự kiến khoảng 12,5 - 13%/năm, nhưng vẫn phải cân nhắc kỹ.
Tại Eximbank, chủ trương vừa mới được ngân hàng này đưa ra là, lãi suất tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ xuống mức thấp nhất khoảng 12%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Song với mức lãi suất cho vay trên, Ngân hàng cũng có sự lựa chọn kỹ khách hàng, bởi trên thực tế, việc cắt giảm chi phí đầu vào không đơn giản.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng bắt đầu giảm lãi suất huy động vốn kể từ tuần thứ hai của tháng 7, với mức cao nhất được áp dụng cho sản phẩm “lãi suất thả nổi” còn 11,2%/năm (kỳ hạn 3 -12 tháng). Nhìn chung, mặt bằng lãi suất (cả huy động và cho vay) đều có xu hướng giảm. Song trước bối cảnh thị trường hiện nay, khi cạnh tranh trong huy động vốn ngày một gay gắt và tâm lý khách hàng không mặn mà với việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, vì lãi suất giảm so với trước, nên các ngân hàng cũng tỏ ra dè dặt trong cắt giảm chi phí đầu vào. Vì vậy, việc hạ lãi suất đầu ra của ngân hàng khó có thể giảm sâu. Trong đó, với khối cổ phần, nhất là những đơn vị quy mô nhỏ và vừa, phải nghe ngóng tình hình thị trường, cũng như động thái của ngân hàng bạn mới triển khai.
Hiện mặt bằng lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ phổ biến ở mức 14 - 15%/năm, thậm chí mức áp dụng cho khách hàng cá nhân còn cao hơn. Theo lý giải của các ngân hàng, việc giảm lãi suất là điều kiện tốt để phát triển tín dụng, nhất là khi tăng trưởng dư nợ 6 tháng đầu năm còn ỳ ạch. Song nếu mạnh tay cắt giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh lãi suất đầu vào chưa thể cắt giảm là rất khó thực hiện.
Với bài toán lãi suất luôn được các ngân hàng tính toán khá kỹ, bởi nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận. Vì thế, để tiếp cận nguồn vốn giá rẻ trong lúc này cũng chưa hẳn dễ đối với các doanh nghiệp có nhu cầu. Trong khi đó, với doanh nghiệp, nếu áp lực lãi suất còn cao hơn khả năng sinh lãi trong hoạt động, sẽ khiến họ không mặn mà với việc sử dụng vốn vay.
Ông Hoàng Văn Điều, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Văn hóa Tân Bình cho rằng, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, nhưng do thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Âu, nên Công ty phải tính toán kỹ trước khi quyết định dùng vốn vay ngân hàng để đẩy mạnh xuất khẩu. “Dù các ngân hàng đã thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất, nhưng để vay được vốn với mức lãi suất 12 - 12,5%/năm lại không đơn giản. Trong khi đó, với diễn biến thị trường hiện nay, muốn tạo ra mức sinh lợi cao hơn lãi vay ngân hàng cũng là đã khó.
Tuy nhiên, trao đổi với báo giới trong một hội nghị về phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng, mặt bằng lãi suất đã và đang giảm dần kể từ đầu tháng 7/2010, nên chưa thể đánh giá được hiệu quả của nó trong một sớm, một chiều. Theo ông Giàu, với chiều hướng hiện nay, khả năng lãi suất sẽ tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới.
(Theo Vân Linh // Báo đầu tư)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com