Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mềm hóa cơ chế lãi suất

Chủ trương cho vay lãi suất thỏa thuận đối với tín dụng đồng Việt Nam trung - dài hạn đang được thị trường đón nhận như là một cách làm mềm hóa trần lãi suất cho vay. Trong mấy tháng qua, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đối mặt với khó khăn do trần lãi suất cho vay quy định 12% do lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giữ nguyên 8%/năm.

Do thị trường trải qua những đợt biến động về thanh khoản những tháng cuối năm trước nên chi phí huy động vốn buộc phải tăng lên. Khi chi phí đầu vào tăng cao buộc các ngân hàng phải tìm cách cho vay cao hơn trần lãi suất mới bảo đảm mức lợi nhuận tối thiểu.

Trần lãi suất được NHNN thiết lập lại vào quý 2 - 2008 khi lạm phát gia tăng đột biến. Thực ra, cơ chế lãi suất thỏa thuận đã được ngân hàng áp dụng từ tháng 5-2002. Thị trường đón nhận trần lãi suất cách đây 2 năm xem như biểu lộ sự chia sẻ về một biện pháp hành chính trong nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô khi lạm phát gia tăng cao. Tuy nhiên, sử dụng trần lãi suất kéo dài có thể gây tác động tiêu cực. Các NHTM buộc phải thu phí thông qua các dịch vụ quản lý tài sản, thẩm định giá, tư vấn đầu tư… Nếu không thu các loại phí đó chắc chắn các ngân hàng sẽ bị lỗ, và trước hết là họ không thể huy động được vốn để cho vay.

Thực ra vào đầu năm 2009, khi Chính phủ cho áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm, NHNN cũng đã cho áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với 7 đối tượng vay VNĐ ngắn hạn phục vụ đời sống, dù những đối tượng này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ vay ngân hàng.

Giờ đây, các NHTM chắc hẳn đã thở phào nhẹ nhõm khi đón nhận chính sách lãi suất cho vay trung - dài hạn thỏa thuận. Nhưng niềm vui rốt cuộc xem ra cũng không trọn vẹn bởi hai lẽ: Thứ nhất, việc cho vay trung - dài hạn bị NHNN kiểm soát rất chặt chẽ thông qua các tỷ lệ ràng buộc, nên việc cho vay không tăng lên được là bao, chỉ là việc thương lượng điều chỉnh lãi suất mới trên nền các hợp đồng cũ. Thứ hai, cho vay ngắn hạn vẫn chưa được mở rộng đối tượng áp dụng lãi suất thỏa thuận. Thực ra đây mới chính là khu vực các NHTM có thể cải thiện nguồn thu của mình và thị trường tín dụng mới phát triển mạnh.

Tuần qua NHNN công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khi lại cho phép áp dụng lãi suất thỏa thuận trung - dài hạn trong bối cảnh lạm phát 2 tháng đã trên 3,3%. Điều đó cho thấy NHNN đang muốn ổn định thị trường và kỳ vọng một mức lạm phát cả năm có thể chấp nhận được, tạo ra sự thông thoáng cho thị trường cung cầu vốn. Những nỗ lực đó của NHNN là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, sẽ là trọn vẹn hơn nếu NHNN có cơ chế lãi suất thỏa thuận đồng Việt Nam bao gồm cả ngắn hạn và trung - dài hạn cho mọi đối tượng và kiên quyết bỏ trần lãi suất nhằm xây dựng cơ chế lãi suất thị trường như thông lệ quốc tế.

(Theo Anh Khuê // SGGP Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 11/3/2010
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 11/3/2010
  • EUR, USD giảm so với Yen do những lo lắng Trung Quốc thắt chặt chính sách
  • GBP/USD đang giao dịch trong biên độ dưới 1.5000
  • EUR hưởng lợi nhờ phát biểu của ngài Prodi về tình hình Hy Lạp
  • USD 'chợ đen' tiến một thụt hai
  • Tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 10/3/2010
  • Bùng nổ cuộc đua lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!