Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năng suất chất lượng – cần tư duy đột phá

Giáo sư Nguyễn Quang Toản đang phát biểu tại hội nghị chất lượng TPHCM lần 8. - tinkinhte.com
Giáo sư Nguyễn Quang Toản đang phát biểu tại hội nghị chất lượng TPHCM lần 8. Ảnh: Phi Tuấn

Thay đổi các công cụ quản lý, đổi mới công nghệ, và tập trung vào tăng trưởng cả về năng suất và chất lượng cùng với một tư duy đột phá là kiến nghị của các nhà quản lý cũng như chuyên gia tại hội nghị chất lượng TPHCM lần thứ 8 diễn ra vào ngày 18 tháng 12 năm 2009 tại TPHCM.

Thành quả đáng kể

Những thành quả của phong trào tăng năng suất chất lượng đã có những sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển của TPHCM và cả nước. Cái được lớn nhất, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, là đã phát triển được phong trào chất lượng và doanh nghiệp đã thay đổi được cách thức quản lý chất lượng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Áp dụng công cụ LEAN (tinh giản sản xuất) công ty may Đại Việt đã giảm được 61% khối lượng hàng tồn, và năng suất sản phẩm hàng ngày được tăng lên 8%, một mô hình được giáo sư Nguyễn Quang Toản, chủ tịch hội Chất lượng TPHCM đánh giá cao và cho rằng cần nhân rộng. Bà Diệp Thị Hằng Nga, phó giám đốc công ty may Đại Việt nói rằng bà “sẵn sàng chia sẻ các thông tin về các công nghệ cải tiến mà bà áp dụng thành công”, chứ không hề giấu diếm.

Sự thành công của các doanh nghiệp đã lan tỏa sang các tổ chức công, và năng suất nay đã tác động tích cực tới cải tiến chất lượng. Các doanh nghiệp chú trọng hơn đến "năng suất các yếu tố tổng hợp" (TFP)

Giai đoạn 2006 – 2008, tỉ lệ đóng góp TFP vào tăng trưởng của thành phố đạt khoảng 36% (so với cả nước là 29%), vẫn thấp hơn so với tỉ trọng trung bình các nước trong khu vực là 40%).

Sở Khoa học công nghệ TPHCM đã chủ động giới thiệu các lợi ích thiết thực từ các công cụ quản lý nhằm nâng cao năng suất chất lượng, vốn được coi là “chìa khóa thành công” của thập niên chất lượng lần 2 2006-2015, nhưng “nhận thức của các doanh nghiệp vẫn chưa cao, còn e ngại, và còn “chậm chân”.

Nhưng trở ngại còn nhiều

Các chuyên gia nói rằng hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào tăng cường huy động vốn và lao động là chủ yếu, chưa đầu tư các yếu tố công nghệ, chất lượng lao động, công cụ quản lý… nên đóng góp vào GDP chưa cao.

Giám đốc một công ty thiết bị điện nói với TBKTSG Online

rằng đổi mới công cụ quản lý, áp dụng các phương pháp tăng năng suất, đạt các chứng chỉ ISO là những lời khuyên từ các nhà quản lý và chuyên gia, trong khi đó điều mà người tiêu dùng cần trước tiên là sản phẩm dịch vụ phải an toàn - chất lượng chứ chưa phải là hệ thống quản lý của doanh nghiệp đạt chứng chỉ. Đối với người tiêu dùng hiện nay, sản phẩm không những phải tốt, rẻ mà trước tiên phải đảm bảo an toàn, nếu không sẽ bị người tiêu dùng tầy chay.

Một điều tồn tại nữa là đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, bài toán nâng cao năng suất mà không giảm chất lượng luôn là một bài toán khó, các công nghệ cũ khó mà giải quyết được. Các hàng hóa xuất khẩu đều gặp các rào cản kỹ thuật, do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước.

Cần sự đột phá

Ông Nguyễn Hữu Thiện, nguyên tổng cục trưởng Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam, nói rằng doanh nghiệp cùng giới quản lý muốn tăng năng suất và chất lượng cần phải có tư duy đột phá. “Người ta sẽ chẳng thể nào phát minh ra được đèn điện nếu chỉ chăm chăm cải tiến cái đèn dầu,” ông dẫn lời nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison.

Giáo sư Nguyễn Quang Toản nhìn nhận những công cụ quản lý mới được các doanh nghiệp áp dụng thành công cần phải được nhân rộng ra. “Các doanh nghiệp áp dụng chỉ có lợi cho năng suất và chất lượng, và lợi nhuận,” ông nói. Ông đề xuất giới quản lý trong các doanh nghiệp cần phải bỏ mô hình quản lý theo mục tiêu tài chính như hiện nay để chuyển sang mô hình quản lý theo quá trình, vì như thế mới có thể tiếp cận được với trình độ của thế giới.

Giám đốc trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 Trần Văn Dũng đề nghị thành phố nên có một hội đồng về năng suất chất lượng để đề ra chiến lược, mục tiêu và tập trung vào các sản phẩm chủ lực. Ông cho rằng cần phải có các công cụ tư duy, biết hoạch định để nâng cao năng suất và chất lượng.

“Tôi đề nghị một khẩu hiệu cho thành phố: Dám nghĩ, dám làm, dám tạo sự khác biệt,” ông Dũng nói.

(Theo Phi Tuấn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Rủi ro tín dụng đen
  • Đôla tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần
  • EUR tiếp tục tích luỹ
  • Top 5 sự kiện nổi bật trên thị trường ngoại hối trong thập kỷ qua
  • Năm 2010: Tiếp tục hỗ trợ lãi suất vay trung và dài hạn
  • Lãi suất cơ bản bằng VND tiếp tục ở mức 8%
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 25/12/2009: USD giảm giá
  • Đồng tiền chung biến động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!