Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng chậm giảm lãi suất huy động VND

Mặc dù các ngân hàng thương mại, thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã tìm được tiếng nói chung là từ ngày 5/7 vừa qua giảm lãi suất huy động VND xuống mức 11% đối với Ngân hàng thương mại Nhà nước và 11,2% đối với Ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tức đã 2 ngày trôi qua, chỉ số ít ngân hàng thực hiện giảm lãi suất theo như thỏa thuận. 
 
Cuối ngày hôm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) công bố giảm lãi suất tiết kiệm VND với hai sản phẩm: tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm rút gốc linh hoạt kể từ hôm nay (7/7) trên toàn hệ thống.

Theo đó, lãi suất tiết kiệm bậc thang được điều chỉnh với các kỳ hạn từ 1 đến 9 tháng dao động từ 11,05%/tháng đến 11,18%/năm và đồng loạt ở mức 11,2%/năm với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; lãi suất tiết kiệm rút gốc linh hoạt cũng có một số điều chỉnh ở các kỳ hạn. Cụ thể, với hình thức trả lãi cuối kỳ, lãi suất tiết kiệm rút gốc linh hoạt dao động 10,5-10,98%/năm với các kỳ hạn từ 1-11 tháng và ở mức 11% với các kỳ hạn trên 12 tháng. Các mức này giảm mạnh so với mức quanh mốc 11,5% mà ngân hàng này đã áp dụng trước đó.

Cũng bắt đầu tư hôm nay, Ngân hàng TMCP Quốc Tế rút lãi suất huy động VND về mức 11,2%/năm đối với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng. Các kỳ hạn trên 12 tháng cùng có mức lãi suất 10,05%/năm.

Trước đó, từ ngày 5/7, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) áp dụng mức lãi suất cao nhất là 11,2%/năm cho các kỳ hạn từ 2 tháng đến 60 tháng. Kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng có mức lãi suất tương ứng là 11,05% và 11,10%/năm. 
Ngân hàng có quy mô nhỏ  và vừa tiên phong trong đợt giảm lãi suất lần này.

11,2% cũng là mức Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) áp dụng cho các kỳ hạn 3 tháng đến 12 tháng kể từ ngày 5/7. Các kỳ hạn còn lại là 1 tháng, 2 tháng có mức lãi suất lần lượt 11,10%/năm và 11,15%/năm; kỳ hạn 13 đến 24 cùng là 11%/năm.

Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank) cũng kéo lãi suất huy động về mức cao nhất là 11,2%/năm kể từ ngày 5/7. Mức này áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng.

Cũng từ ngày trên, lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chỉ đạo giám đốc các chi nhánh căn cứ mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để ấn định lãi suất huy động VND đối với từng kỳ hạn ở mốc 11%, dao động +/- 0,2%.

Như vậy, tiên phong trong việc hạ lãi suất huy động VND lần này không phải là ngân hàng lớn mà là ngân hàng trong nhóm có quy mô vừa và nhỏ. Điều này là khá bất ngờ đối với thị trường.

Đến thời điểm này, còn khá nhiều ngân hàng chưa thực hiện như thỏa thuận trong cuộc họp giữa các thành viên do VNBA tổ chức vừa qua. Việc này dù có thể không gây xáo trộn trên thị trường, vì theo một số chuyên gia mức giảm là không quá mạnh nên khó xảy ra hiện tượng người dân rút tiền từ ngân hàng đã thực hiện giảm lãi suất để gửi ở ngân hàng chưa thực hiện giảm, nhưng sẽ là không công bằng đối với những ngân hàng đã thực hiện đúng như thỏa thuận. Thị trường đang chờ đợi nhiều ngân hàng khác sẽ vào cuộc trong một vài ngày tới.

Vậy là sau khi tăng lên đến mức 12%/năm trong thời gian qua, lãi suất huy động VND đang bước vào đợt giảm mới. Việc giảm lãi suất này nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ là hạ dần lãi suất huy động về mức tối đa là 10% để giảm lãi suất cho vay. Theo các ngân hàng, việc giảm lãi suất cần có lộ trình, vì vậy, trước mắt giảm lãi suất huy động về mức 11-11,2%/năm, sau đó phấn đấu đến cuối tháng 9/2010 xuống mức khoảng 10,2%/năm-10,5%.

Với việc giảm lãi suất huy động lần này, có ý kiến cho rằng, người dân sẽ rút tiền từ ngân hàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, trước mắt, điều này là khó xảy ra vì thị trường chứng khoán vẫn đang linh xình, không hấp dẫn nhà đầu tư; thị trường vàng lại biến động trong biên độ hẹp và vẫn ở mức cao; còn đối với thị trường bất động sản, số vốn cần là rất lớn. Trong khi đó, lạm phát đang được kiềm chế hiệu quả. Với mức lãi suất mới, gửi tiền tại ngân hàng vẫn có lãi. Vì vậy, gửi tiền tại ngân hàng vẫn sẽ được người dân lựa chọn.

(Theo Thanh Hương // Hanoimoi Online)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Sóng ngầm trên thị trường tiền tệ
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 09/07/2010
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 9/7/2010
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 9/7/2010
  • USD 'chợ đen' tiếp tục lên giá
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 8/7/2010
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 08/07/2010
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 8/7/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!