Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhận hỗ trợ từ nhiều dữ liệu giúp JPY đảo chiều phục hồi

 1. Thị trường tập trung vào các chỉ số dự báo Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ.

Đồng USD đã có ngày giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thị trường ngoại hối, trừ đồng GBP vào ngày hôm qua, mặc dù thông tin kinh tế từ Mỹ không hề hàm chứa yếu tố bất lợi.

Sự giảm giá của đồng USD so với đồng CAD và AUD do sự tiếp sức quyết định tăng lãi suất và định hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Úc và Canada.

So với đồng EUR, đồng USD cũng có ngày thất thế do tin về việc Hy Lạp sắp tới công bố sự thành công trong việc cắt giảm được 1 phần thâm hụt ngân sách cũng hỗ trợ ít nhiều cho đồng EUR.

Đáng chú ý trong ngày hôm qua là buổi trả lời phỏng vấn cho kênh truyền hình CNBC của ông Thomas Hoenig, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) tại Kansas (Mỹ) và là một thành viên trong Hội đồng Thị trường mở Liên bang khi ông này bày tỏ quan điểm rằng FED nên sớm tăng lãi suất cơ bản. “Tôi nghĩ chúng ta không nên duy trì mức lãi suất thấp gần bằng 0% lâu thêm nữa. Tôi nghĩ khủng hoảng đã đi qua hơn 1 năm và nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi. Chúng ta cũng không thể dự báo được tương lai và do đó cũng không nên đưa ra sự đảm bảo duy trì lãi suất ở mức thấp. Tôi nghĩ thị trường tự điều tiết nếu thị trường biết lãi suất cơ bản không ở mức 0% mãi được và không cũng nên để điều đó xảy ra”, ông Thomas Hoenig nói.

Ngoài ra, theo các nhà phân tích lý giải, nguyên nhân đẩy đồng USD giảm giá hôm qua là sự thận trọng của nhà đầu tư trước thời điểm công bố về tình trạng thất nghiệp ở Mỹ sắp diễn ra. Dự kiến ngày 3/3, ADP sẽ công bố báo cáo về tình trạng cắt giảm việc làm của khối doanh nghiệp tư nhân và 2 ngày sau đó Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố về tình trạng thất nghiệp trong tháng 2/2010. Tin về thị trường lao đông, cụ thể ở đây là bảng lương phi nông nghiệp mang tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc dẫn dắt xu hướng thị trường bởi tình hình việc làm hay rộng hơn là viễn cảnh khôi phục kinh tế Mỹ sẽ là kim chỉ nam cho dự báo chính sách tiền tệ của FED trong thời gian tới. Nếu quả thực kinh tế Mỹ đã hồi phục và đã dần đi vào ổn định thì việc FED quyết định tăng lãi suất đồng USD trong vài tháng tới là không còn gì nghi ngại. Kinh tế hồi phục, lãi suất đồng tiền tăng, là những đòn bẩy cho đồng USD khôi phục vị thế là đồng tiền “anh cả” của mình.

2. Vàng trở thành một kênh đầu tư thay thế đầy hấp dẫn.


Những bất ổn quanh vấn đề nợ Hy Lạp và chính trị ở Anh tiếp tục hậu thuẫn cho vàng có phiên giao dịch thành công. Đóng cửa ở mức 1134.25USD/Oz, giá vàng tăng được 16 USD/Oz so với mức mở cửa đầu ngày. Thêm vào đó, việc đồng EUR tăng giá so với USD, hành động nâng lãi suất của NHTW Úc và xu hướng thắt chặt tiền tệ của NHTW Canada cũng khiến giới đầu tư đổ tiền vào vàng như là một tài sản đầu tư thay thế cho các loại tiền tệ. Giá vàng tương lai hôm qua đã tăng đến 1.7% - chạm mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua. Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust ngày hôm qua cũng vừa tăng mức vàng nắm giữ của tổ chức này them 1.7%.

“Vàng trở nên an toàn hơn trong bối cảnh bất ổn tài chính ở các quốc gia trên thế giới. Mọi người đang lo ngại về các khoản nợ của các nước khu vực Eurozone, chính vì vậy họ bán đồng EUR, GBP và tăng cường nắm giữ vàng.” (trích nhận định của Wallace Ng – giám đốc điều hành phụ trách các công cụ phái sinh trên thị trường hàng hóa của Fortis Nederland NV ở Hongkong)

“Vàng đang có nhiều ưu thế ngay cả khi đồng USD vẫn đang mạnh dần lên do được hỗ trợ từ khủng hoảng nợ quốc gia.”, Filip Petersson – chuyên gia phân tích của Swedish bank SEB AB’s phát biểu. “Tính thanh khoản cao, lãi suất thấp, nợ quốc gia bùng nổ đi kèm những bất ổn khi NHTW các nước bắt đầu rút các chương trình hỗ trợ kinh tế cũng như sự hoài nghi xung quanh giá trị đồng USD sẽ tiếp thêm năng lượng cho vàng củng cố xu hướng tăng giá trong thời gian tới.”

3. EUR/USD bật dậy từ mức thấp nhất trong 9 tháng qua trước kế hoạch cắt giảm thâm hụt mới của Hy Lạp.


Giá trị đồng EUR bật dậy từ mức thấp nhất 9 tháng qua so với đồng USD bởi Hy Lạp đã chuẩn bị tiết lộ những biện pháp mới nhằm giảm mức thâm hụt lớn cho EU, tạo niềm tin về một giải pháp cho vấn đề khủng hoảng nợ có thể đang đến gần. Như vậy, đồng tiền chung châu Âu lại tăng lần thứ 2 so với đồng bạc xanh sau khi thủ tướng Hy Lạp George Papandreou thong báo cho các nghị sĩ đảng ông về những quyết định "đau đớn" đang sắp được công bố. "Một thỏa hiệp, nếu được hiểu rõ, sẽ tháo bỏ những lình xình trong hoàn cảnh nợ nần hiện tại của Hy Lạp", Tomohiro Nishida - một dealer trên thị trường tiền tệ Tokyo tại Chou Mitsui Trust & Banking Co., một trong bảy thành viên lớn nhất của hệ thống ngân hàng Nhật bản. "và rồi sẽ gõ bỏ những áp lực đang đè nén đồng EUR".

Nếu kì vọng về quyết sách của Hy Lạp là đúng có thể giúp EUR/USD tăng trở lại, nhưng hành động cắt giảm chi tiêu công và tăng thuế chắc chắn sẽ làm chậm lại tăng trưởng của nền kinh tế Hy Lạp và vì thế về dài hạn chúng ta sẽ tin rằng EUR/USD có thể sẽ hướng xuống. Thông tin kinh tế Eurozone cũng tạo bất ngờ với chỉ số giá nhà sản xuất tăng hơn dự báo với mức tăng 0.7% và giá cả tiêu dùng thì khớp dự báo tại mức 0.9%. Báo cáo doanh số bán lẻ sẽ được công bố trong ngày hôm nay kèm theo những con số thức thức trong báo cáo PMI EZ khu vực dịch vụ. Thị trường hôm nay đang được hâm nóng bởi chờ đợi tín hiệu từ Hy Lạp với mức cắt giảm vào khoảng 4.8 tỷ EUR trước hạn chót 16/03, trước áp lực từ phía EUR và nhà đầu tư.

4. Nhận hỗ trợ từ nhiều dữ liệu giúp JPY đảo chiều phục hồi.

Đồng JPY phục hồi mạnh so với các ngoại tệ khác ngoại trừ đồng AUD và CHF nhờ các dữ liệu kinh tế tốt hơn. Niềm vui trên thị trường lao động khi tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm đã hỗ trợ cho đồng JPY tăng giá. Mặt khác, tháng 3 thường là tháng kết thúc năm tài chính của Nhật, điều này có nghĩa là các công ty Nhật sẽ thu hồi vốn về để đóng bảng cân đối, với hành động này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp mua vào đồng JPY. Ngoài ra, đồng JPY cũng hưởng lợi từ báo cáo của IMF khi đánh giá đồng tiền của Trung Quốc đang được “đánh giá thấp một cách đáng kể” và thúc đẩy nó chuyển động linh hoạt hơn. Nhật vẫn được coi là một đại diện lớn của nền kinh tế Châu Á và khi Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ, đồng JPY có khả năng sẽ tăng giá cao hơn. Kết thúc phiên hôm qua, JPY tăng thêm 40 điểm so với USD, chốt ở mức 88.77 điểm.

Không có thông tin quan trọng được công bố trong ngày, kỳ vọng những yếu tố thuận lợi từ những ngày trước sẽ vẫn ủng hộ cho đồng JPY

(NH SCB)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 3/3/2010
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 3/3/2010
  • USD/JPY giao dịch quanh mức 88.69
  • EUR có thể mở rộng mức tăng do Hy Lạp chuẩn bị kế hoạch cắt giảm thâm hụt mới
  • Quỹ đầu tư Soros đặt cược vào sự sụp đổ đồng EUR
  • AUD/USD trên mức 0.9000, phục hồi sau thông tin về RBA
  • Điểm tin thị trường tiền tệ
  • Tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 3/3/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!