Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhật Bản: Đồng USD vẫn sẽ thống trị nhiều năm nữa

Tuần báo “The Economist” Nhật Bản mới đây cho rằng, cơ chế tiền tệ cơ sở bằng đồng USD sẽ còn duy trì hơn 20 năm nữa. Hiện nay, khả năng hiện thực duy nhất khiến cơ chế đồng USD kết thúc đó là khi sự quản lý nguy cơ lạm phát của Mỹ thất bại, sự xấu đi nhanh chóng của lạm phát sẽ khiến đồng USD mất giá mạnh. Chỉ cần tình trạng này không xuất hiện, việc một đơn vị tiền tệ dự khuyết thay thế đồng USD cũng sẽ không xảy ra.

4 lần dự đoán “khủng hoảng đồng USD” nhưung đều không thành hiện thực

Ngôi vị tiền tệ cơ sở của đồng USD sẽ không thể kéo dài, hay còn gọi là “khủng hoảng đồng USD”. Nhìn chung, “Luận điệu khủng hoảng đồng USD” trước kia đã từng xuất hiện 4 lần, nhưng mỗi lần đều không trở thành hiện thực.

Lần đầu tiên là vào nửa cuối thập niên 50 của thế kỷ 20. Mỹ đã dùng tiền tệ duy trì của các nước bên ngoài để ổn định tỷ giá đồng USD, Mỹ bảo đảm đồng USD được quy đổi theo giá chính thức của vàng. Dưới “hệ thống Bretton Woods”, nợ nước ngoài ngắn hạn của Mỹ đã dần dần gia tăng, việc duy trì mức quy đổi của vàng và USD trở nên khó khăn hơn. Sau sự phục hồi kinh tế của châu Âu và Nhật Bản sau chiến tranh, các khu vực này tăng cường nhập khẩu và xuất khẩu sang Mỹ, kết quả đã khiến chi tiêu của Mỹ ra nước ngoài xấu đi. Trái lại, các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn của Mỹ lại chính là chủ nợ của Mỹ. Do đó, nếu Mỹ không thể duy trì được lượng dự trữ vàng nhiều hơn số tiền nợ, sẽ bị coi là “khủng hoảng đồng USD”.

Lần thứ hai xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Năm 1971, tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố dừng việc quy đổi giữa đồng USD và vàng, xu hướng hệ thống Bretton Woods kết thúc (cú sốc Nixon). Bắt đầu từ năm 1973, các nước chủ yếu bao gồm cả Nhật Bản bắt đầu thi hành việc thả nổi cơ chế tỷ giá. Lúc này đã hai lần bùng phát khủng hoảng dầu mỏ, trong phạm vi toàn thế giới đã xuất hiện lạm phát nghiêm trọng. Đặc biệt là Mỹ đã chịu tác động nặng nề hơn do thất bại trong chiến tranh, thặng dư thương mại suy giảm và thâm hụt ngày càng trầm trọng, lúc này “Luận điệu khủng hoảng đồng đô la”, “Luận điệu nước Mỹ suy thoái” đã gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, mặc dù đồng USD đã từ bỏ việc neo giá vào vàng, nhưng vẫn giữ được ngôi vị tiền tệ cơ sở, trên thực tế thế giới bước vào thời đại “cơ chế tiền tệ USD”. Lạm phát cũng đã được ngăn chặn vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước.

Lần thứ ba xuất hiện vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Do chi tiêu cho các dự án thông thường của Mỹ gia tăng (lên tới 3% GDP) đã khiến thu chi trong phạm vi toàn cầu mất cân bằng, gây ra sự lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách của các nước phát triển điển hình như Mỹ. Năm 1985, các nước chủ yếu đã thông qua sự hợp tác quốc tế buộc đồng USD mất giá và cũng đã thu được thành công. Nhưng việc đồng USD mất giá lại là việc không hay. Tháng 10/1987, trong tình cảnh không hề xuất hiện một nguyên nhân rõ ràng nào, thị trường cổ phiếu Mỹ đột nhiên tuột dốc không phanh, gây ra “một tuần đen tối” cho toàn thế giới”. Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Nhật Bản, các cuộc thảo luận Mỹ và đồng USD suy thoái cũng xuất hiện theo, nhưng việc đồng USD mất giá mạnh khiến thâm hụt thu chi các dự án thông thường của Mỹ từ từ thu hẹp, đến năm 1991 về cơ bản đã cân bằng.

Lần thứ tư chính là tình hình hiện nay. Khởi nguồn của sự bùng phát khủng hoảng tài chính lần này mặc dù vẫn là tại Mỹ, nhưng chưa xuất hiện một quá trình khủng hoảng đồng USD điển hình nào. Theo quy luật trước kia, khi nguồn vốn nước ngoài đổ vào Mỹ bị giảm thiểu, sẽ xuất hiện vòng tuần hoàn xấu như tỷ giá đồng USD, cổ phiếu Mỹ và giá trái khoán sụt giảm mạnh. Mấy tháng sau cú sốc Lehman Brothers, đồng thời trên phạm vi toàn thế giới đã xuất hiện tình trạng thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng USD giảm đáng kể so với tiền tệ của các nước khác ngoài đồng Yên. Nhưng hiện tại, đồng USD đã dần trở lại bình ổn.

Việc thay thế đồng USD vẫn chỉ là dự báo

Theo phân tích của các chuyên gia, tiền tệ có 3 chức năng: đo lường giá trị, công cụ trao đổi và lưu trữ giá trị. Tiền tệ cơ sở thế giới được coi là “tiền tệ trong tiền tệ” khi phát huy được ba tác dụng nói trên.

Ngôi vị tiền tệ thế giới của đồng USD đang đối mặt với khủng hoảng nguy cơ. Một sự thật mà mọi người đang nói tới lúc này chính là hạn mức tiền tệ các nước sở hữu trong dự trữ ngoại tệ thế giới mà Quỹ tiền tệ quốc tế IMF công bố. Theo kết quả công bố, tỷ lệ sở hữu đồng EUR trong dự trữ ngoại tệ từ 17,9% từ năm 1999 tăng lên 26,5% trong năm 2008, còn tỷ lệ USD giảm từ 71% xuống còn 64,1%. Tuy nhiên, cái này chỉ liên quan tới sự lưu trữ giá trị - chức năng thứ ba của tiền tệ, cũng chỉ liên quan tới dự trữ ngoại tệ của chính phủ.

Do đó, những người theo chủ trương “đồng  USD suy thoái” cũng chỉ dừng lại ở triển vọng đa dạng hóa tiền tệ cơ sở mà thôi. Vì vậy, hiện nay, khả năng hiện thực duy nhất cho rằng thể chế đồng USD đó là khi sự quản lý nguy cơ lạm phát của Mỹ thất bại. Cho nên, trong nhiều năm tới, đồng USD vẫn giữ vững ngôi vị thống trị trong các đơn vị tiền tệ thế giới

(Trang tin VN&QT)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Nâng biên độ tỷ giá: Một mũi tên trúng nhiều đích
  • USD/JPY quay đầu về vùng 90.00 do đồng JPY mạnh lên
  • Nhận định xu hướng GBP/USD
  • Bản tin Thị trường Ngoại hối ngày 24/2/2010
  • Bản tin tư vấn tiền tệ ngày 24/02/2010
  • Điểm tin thị trường tiền tệ phiên New York
  • Nhận định xu hướng cặp USD/JPY
  • Đồng Yên, đồng đôla có thể kéo dài đà tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!