Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều nước châu Á can thiệp giữ giá nội tệ

Nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á đã bán ra dự trữ ngoại hối trong ngày 2/9 để ngăn lại sự mất giá của đồng nội tệ so với USD.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan vừa cho biết đã bán USD ra để giúp cho đồng Baht không rơi quá sâu. Hiện đồng Baht đã giảm xuống mức thấp nhất so với Euro trong vòng 1 năm trở lại đây, với 1 USD đổi được 34,49 Bath, do bất ổn chính trị gia tăng ở Thái Lan.

Đồng USD đang ở trong một gia đoạn tăng giá mạnh. Trong ngày 2/9, đồng tiền này đã lên tới mức giá cao nhất so với một rổ các ngoại tệ mạnh khác nhờ giá dầu giảm nhanh.

Trước tình hình này, các ngân hàng trung ương Ấn Độ, Malaysia và Indonesia cũng phải áp dụng biện pháp ngăn chặn đồng nội tệ trượt giá so với USD tương tự như Thái Lan.

Tuy nhiên, đồng Rupee của Ấn Độ vẫn tiếp tục trượt giá bất chấp động thái hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương nước này, xuống mức thấp nhất trong vòng nửa năm qua là 1 USD tương đương với 44,26 USD trong ngày 2/9.

Đồng Rupiah của Indonesia cùng ngày đã giảm xuống mức thấp nhất từ giữa tháng 8 trở lại đây, với 1 USD bằng 9,19 USD. Một số nhà đầu tư ở Indonesia cho biết, có thể Ngân hàng Trung ương nước này đã bán ra USD với mức giá trên.

Còn ở Malaysia, có thể Ngân hàng Trung ương đã bán ra USD với mức giá 3,418 - 3,419 Ringgit/USD.

Trong khi đó, mặc dù đồng Won của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua là 1 USD đổi được 1,130 Won trong ngày 2/9, Ngân hàng Trung ương nước này vẫn chỉ dừng lại ở việc họp bàn và đưa ra các cảnh báo.

Giới phân tích không rõ lý do tại sao Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tiếp tục để đồng Won mất giá. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tiền tệ cho rằng, Hàn Quốc muốn hỗ trợ khu vực xuất khẩu và không muốn phải bán ra dự trữ ngoại hối trong bối cảnh sự phục hồi của USD là tất yếu.

(Theo Thời báo kinh tế Việt nam)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Thế giới đã ít bị tác động bởi đồng USD dầu mỏ
  • Mỹ, EU, Nhật định "giải cứu" đồng USD
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 27/08/2008: USD giảm khỏi mức cao nhất 6 tháng
  • Các nhà đầu tư thích đôla hơn bảng Anh
  • Ngân hàng giảm lãi suất gửi dài
  • Cái nhìn tổng quan về tỷ giá đồng euro so với đô-la
  • Tỷ giá đồng NDT so với USD tăng lên 161 điểm
  • FED: Lãi suất 2% không phải là quá thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!