1. Sự chú ý của giới đầu tư vào phiên điều trần ngày mai của chủ tịch FED tạo sự tĩnh lặng cho thị trường.
Hôm qua là một ngày giao dịch khá ảm đạm trên thị trường, không có đột biến nào xảy ra. Đồng USD tiếp tục tăng giá so với đồng EUR nhưng lại giảm giá so với đồng JPY và GBP. Nguyên nhân của tình trạng im ắng trên được lý giải do giới đầu tư đang ngóng chờ đánh giá của Chủ tịch cục dữ trữ liên bang Mỹ và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ trong phiên điều trần trước Quốc hội về nền kinh tế và lãi suất cơ bản trong hai ngày 24-25 tới đây. Các chuyên gia nhận định những phát biểu của hai nhân vật này sẽ cho thấy rõ hơn về bức tranh thực và triển vọng của nền kinh tế Mỹ, yếu tố quyết định để các nhà đầu tư xem xét có nên tiếp tục đặt niềm tin vào đồng bạc xanh trong thời gian tới nữa hay không?
Định hướng về chính sách tiền tệ của FED trong cuộc họp sắp tới cũng thu hút sự quan tâm của thị trường dù các dự báo đều nghiêng về khả năng FED sẽ giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp thêm một thời gian nữa. Phát biểu với báo giới, thành viên FED – Yellen cho rằng việc nâng lãi suất chiết khấu vừa rồi của họ không cho thấy điều gì cả. Đây chưa phải là lúc để thay đổi chính sách thắt chặt thực thi trong thời gian vừa qua mặc dù FED sẽ từ từ rút bớt các chương trình hỗ trợ của họ.
Hôm nay chỉ số niềm tin tiêu dung của Mỹ tháng 2 sẽ được công bố với dự báo giảm so với kỳ trước. Tâm lý thận trọng khả năng sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. Đồng USD dự báo không có gì thay đổi so với phiên giao dịch đầu tuần.
2. Giá vàng giảm do dự báo Fed sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Vàng lặp lại quỹ đạo trượt giá vào ngày hôm qua do thị trường dự báo khả năng Fed sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và sự điều chỉnh kỳ vọng của giới đầu tư vào sự phục hồi kinh tế Mỹ.
Theo các nhà phân tích, việc Cục dự trữ liên bang (FED) vừa qua nâng lãi suất chiết khấu đối với các khoản vay khẩn cấp của các Ngân hàng Mỹ vừa qua được xem là tín hiệu Fed sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng USD như là biện pháp thắt chặt tiền tệ, và quan trọng hơn, sau khi đi qua cuộc khủng hoảng, Fed quyết định rút dần các gói cứu trợ khẩn cấp cũng góp phần củng cố niềm tin rằng kinh tế đã dần đi vào ổn định. Nếu như vàng vốn là công cụ bảo toàn giá trị tài sản do sự trượt giá đồng tiền (gây nên bởi lạm phát) và cũng là phương tiện tích trữ an toàn trong điều kiện kinh tế bất ổn, thì những nhận định trên về tình hình kinh tế Mỹ đã ít nhiều hút đi tính hấp dẫn của vàng.
Ngoài ra, sự tăng giá của đồng USD của khiến cho vàng dưới con mắt của các nhà đầu tư bên ngoài nưốc Mỹ trở nên đắt đỏ hơn và do vậy, khiến vàng giảm đi sức hút của mình. Trong số đó, phải kể đến thị trường Châu Âu, khi đồng EUR do áp lực của việc mất khả năng chi trả của 1 số quốc gia thành viên đã gần như trượt giá không phanh so với đồng USD, lực mua vàng tại khu vực này đã giảm khá nhiều.
Tạo thêm áp lực lên giá vàng còn phải kể đến tin về việc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF sẽ bán hơn 190 tấn vàng trên thị trường mở. Nguồn cung tăng, sức cầu lại giảm, đã lý giải cho sự giảm giá vàng.
Trong tuần này, thị trường chờ đánh giá của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Bernanke trong phiên điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ về nền kinh tế và lãi suất cơ bản, trong ngày 24-25/2 tới.
3. Rắc rối Hy Lạp chưa có “đường mở” gây áp lực cho đồng tiền chung Châu Âu.
EUR bắt đầu tuần với sự u ám so với các đối thủ, đặc biệt đánh mất 23 điểm đầu ngày so với USD chốt ở mức 1.3605 khi niềm tin của các các nhà đầu tư đang sụt giảm bởi không có giải pháp cụ thể đề xuất nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến một số nước sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, trong đó rắc rối nhất bùng nổ Hy Lạp. Thiếu các dữ liệu kinh tế Châu Âu và tâm lý thận trọng trước những quyết định về chính sách tiền tệ của FED trong 2 ngày tới đã khiến nhiều nhà đầu tư “chùng tay” cho các tài sản có suất sinh lời cao. Hơn nữa, con mắt quan tâm của giới đầu tư đang chờ đợi những diễn biến mới của tình hình ở Hy lạp, thời hạn cho Hy Lạp cung ứng chi tiết các thỏa thuận hoán đổi vào ngày thứ 6 và Hy Lạp phải hoàn tất nó. Theo Uỷ Ban Châu Âu: “Athens nói với chúng tôi rằng lý do của sự trì trệ này là do sự đình công 4 ngày mà bị ảnh hưởng của bộ tài chính” điều này đã tăng thêm nghi ngờ cho mục tiêu giảm thâm hụt. Nếu ở đây không có thời hạn và không có sự trừng phạt cho sự trễ nại thì những vấn đề của Hy Lạp sẽ trở nên ít khẩn cấp. Mặt khác, các nhà kinh doanh đang thêu dệt nên 2 câu chuyện về Hy Lạp- đầu tiên có khả năng cho yêu cầu cuối cùng và chấp nhận viện trợ từ Liên Minh Châu Âu , thứ 2 là có thể Đức sẽ cung cấp 25 tỷ EUR để viện trợ. Nếu 2 câu chuyện này thành sự thực thì đây có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của những rắc rối của Hy Lạp, dĩ nhiên nó vẫn chưa tháo gỡ hết những vấn đề cuối cùng.
Hôm nay các nhà kinh doanh sẽ tập trung chú ý vào báo cáo IFO của Đức, dù hoạt động dịch vụ chậm nhưng hoạt động sản xuất của Đức đã có cải thiện do đó thị trường vẫn có thể tin rằng tình hình sẽ “sáng sủa” hơn.
4. S&P cho biết không có nhiều cơ hội để hạ mức tín nhiệm nợ quốc gia của Nhật.
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua 22/2 mất điểm về cuối phiên kéo tỉ giá USD/JPY giảm phiên thứ 2 liên tiếp xuống còn 91.26. Trong khi mức độ biến động mạnh giá trị của đồng JPY trên thị trường ngọai hối dần trở lại ổn định, tiêu dùng cá nhân tiếp tục duy trì khá ỵếu khi nhận được sự hỗ trợ yếu ớt từ doanh số siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi. Đồng JPY đón nhận lực hỗ trợ từ bình luận của tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P500 rằng không có nhiều cơ hội để hạ thấp tín nhiệm về nợ quốc gia của nước này. Hiện có khá nhiều bàn tán về khoản tiền trị giá 36.7 tỷ USD được rót vào các quỹ đầu tư tín chấp dành cho nhà đầu tư Nhật bản sẽ được thiết lập trong tuần này tại Nhật Bản. Quỹ này sẽ nắm giữ phần lớn là ngoại tệ; điều này ám chỉ rằng để hình thành cấu trúc vốn của quỹ này, đồng JPY sẽ cần được bán ra.
(scb)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com