Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng lãi suất: Đón lõng thị trường

Mức lãi suất mới nhất vừa được một ngân hàng TMCP đẩy lên 9,7%/năm, gần với mức lãi suất trần cho vay mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 10,5%/năm. Cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường ngân hàng từ những ngày đầu tháng 5/2009 đang bắt đầu tăng nhiệt với các kỳ hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao. Theo nhận định của một số ngân hàng TMCP, mức lãi suất huy động có thể chưa dừng lại ở mức 9,7%/năm. Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất lần này không khiến người dân rút tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác như thời điểm cách đây gần 1 năm, mà chủ yếu là thu hút thêm khách hàng mới.

ABBank cho biết, Ngân hàng đã tăng lãi suất huy động ở tất cả kỳ hạn với mức tăng 0,1 - 0,9%/năm: kỳ hạn ngắn 3 - 9 tháng, lãi suất dao động trong khoảng 8 - 8,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng, lãi suất được áp dụng là 8,7%/năm; kỳ hạn 18 tháng, lãi suất  là 9%/năm; 24 tháng là 9,2%/năm; 36 tháng là 9,4%/năm. Mức lãi suất cao nhất được đưa ra cho kỳ hạn 60 tháng của ABBank là 9,5%/năm. Tuy nhiên, nếu gửi số tiền lớn, khách hàng sẽ được cộng lãi suất để hưởng lãi suất tối đa 9,7%/năm. Mức lãi suất này được coi là đỉnh hiện nay. Ngoài ra, khách hàng gửi tiết kiệm từ 50 triệu đồng hoặc 3.000 USD trở lên sẽ được nhận quà tặng của ABBank. 

Mức lãi suất cao nhất mà Maritime Bank đang áp dụng là 9,5%/năm dành cho kỳ hạn 36 tháng; kỳ hạn 18 - 24 tháng, lãi suất là 9 - 9,3%/năm; kỳ hạn 1 - 12 tháng, lãi suất là 7,8 - 8,35%/năm. Đại diện Maritime Bank cho biết, mục đích của đợt tăng lãi suất tiền gửi lần này là nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng trong thời gian tới. Đồng thời, Maritime Bank cũng muốn tăng quyền lợi cho khách hàng. Cùng lý do, VPBank cũng thông báo ban hành biểu lãi suất huy động mới, trong đó điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn bằng VND ở hầu hết kỳ hạn với mức điều chỉnh tăng bình quân thấp nhất là 0,2%/năm và bình quân cao nhất là 0,75%/năm. Sau lần điều chỉnh này, lãi suất huy động bằng VND của VPBank với các khoản tiền gửi có kỳ hạn bình quân thấp nhất là 4,70%/năm (kỳ hạn 1 tuần) và bình quân cao nhất là 8,55%/năm (kỳ hạn 36 tháng). Một số ngân hàng TMCP khác cũng đẩy lãi suất lên trên 9%/năm để thu hút vốn.

Không chỉ ngân hàng TMCP, một số ngân hàng quốc doanh cũng tham gia vào cuộc đua này. Vietinbank phát hành chứng chỉ ghi danh bằng VND với lãi suất cao nhất là 9%/năm dành cho kỳ hạn 36 tháng… Tuy nhiên, khách hàng mua chứng chỉ có giá trị từ 100 triệu đồng (đối với cá nhân), 500 triệu đồng (đối với DN) trở lên sẽ được cộng thêm lãi suất 0,2 - 0,3%/năm. Như vậy, mức lãi suất chứng chỉ ghi danh tại Vietinbank có thể đạt tới 9,3%/năm.

Lãi suất huy động đang bị đẩy lên gần 10%/năm, trong khi hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi suất trần mà ngân hàng thương mại cho vay DN chỉ là 10,5%/năm. Với mức huy động và cho vay chênh lệch khá ngắn như vậy thì các ngân hàng thương mại khó mà có lãi. Theo tính toán của các chuyên gia, mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động tối thiểu là 3%/năm thì ngân hàng mới có thể duy trì hoạt động. Nếu chỉ cho vay DN bị hạn chế bởi trần 10,5%/năm thì ngân hàng khó có lãi. Hiện chỉ có vay tiêu dùng là không bị hạn chế trần lãi suất. Nhưng trong điều kiện phải cạnh tranh với nhiều kênh đầu tư hấp dẫn khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ…, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi phục vụ cho nhu cầu vay vốn của cá nhân, DN. Và để có lợi nhuận thì cân đối lại tất cả nguồn thu, chi là yêu cầu số 1 của ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, sự mất cân đối về lãi suất đầu ra và đầu vào hiện nay chỉ là ngắn hạn. Nhiều dự báo cho thấy, do kinh tế bị suy giảm mạnh thời gian qua, nhiều nước phải thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng. Vì thế, lạm phát có thể xảy ra, kéo theo lãi suất phải tăng theo cho phù hợp với thị trường. Chính vì thế, lượng vốn ngân hàng đang huy động với lãi suất khá cao hiện nay sẽ là lượng vốn giá rẻ trong thời gian tới. Các ngân hàng đang tăng lãi suất để đón lõng thị trường.

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 09/06/2009: Yên tăng giá
  • Đô la Mỹ mất giá gây lo ngại
  • Lãi suất đầu ra khó tăng theo lãi suất đầu vào
  • Tỉ giá hạch toán tháng 6 là 16.938 đồng/1 USD
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần qua: USD đang sụt giảm mạnh
  • Cuối năm, lãi suất có thể thay đổi theo chiều hướng tăng
  • ECB hạ lãi suất xuống còn 1%
  • Thị trường tiền tệ thế giới tuần kết thúc ngày 16/05/2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!