Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường tiền tệ thế giới ngày 18/08/2008: USD giảm

Sáng nay 18/08/2008, USD giảm khỏi mức cao nhất 7 tháng qua so với Yên trước khi chính phủ Mỹ thông báo các số liệu về nhà ở và lạm phát trong tuần nay, có dự kiến FED sẽ hoãn tăng tỷ lệ lãi suất.

USD cũng đã giảm trở lại so với Euro sau ba ngày tăng giá, sau khi giá dầu thô tăng.
Vào 11:53 phút giờ Tokyo, USD giảm còn 110,23 yên so với 110,53 yên tại Niu Oóc ngày 15/08 thời điểm tỷ giá đạt 110,66, mức cao nhất kể từ 02/01/2008. Dự báo USD giảm còn 100 yên vào cuối năm nay.USD giảm còn 1,4727 USD/ euro so với 1,4687 USD vào cuối tuần qua. USD đã đạt mức 1,4647 USD, mức cao nhất kể từ 20/02/2008. Euro giao dịch quanh mức 162,33 yên so với 162,30.
Cuối tuần trước, ngày 15/08, đồng euro tiếp tục mất giá trên thị trường châu Á so với đồng đô la Mỹ, với 1,48 đô la Mỹ đổi một euro, gây lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế trong khu vực châu Âu.
Lúc 6 giờ sáng giờ quốc tế (GMT) ngày 15-8, một euro có giá trị bằng 1,4776 đô la Mỹ so với 1,4824 đô la Mỹ lúc 21 giờ GMT hôm trước (14-8) tại New York. Đây được xem là mức thấp nhất trong vòng 5 tháng rưỡi trở lại đây.
Ngược lại, tỷ giá euro vẫn bình ổn so với đồng yen của Nhật, 162,91 yen Nhật cho một euro so với 162,55 yen/euro hôm 14-8.
Đồng đô la Mỹ tiếp tục thắng thế so với tiền yen của Nhật, một đô la Mỹ hôm 15-8 bằng 110,25 yen so với 109,66 yen/đô la Mỹ hôm qua.
Việc công bố tổng sản phẩm nội địa (GDP) của khu vực châu Âu giảm 0,2% vào quí 2-2008 hôm 14-8 đã khơi dậy nổi ám ảnh về tình hình suy thoái kinh tế lần đầu tiên kể từ khi thành lập khu vực này. Điều này cũng kéo theo những suy đoán mang tính e ngại về việc hạ lãi suất sắp tới của Ngân hàng trung ương châu Âu.
Nhiều nước trong khu vực châu Âu, hôm 14-8, cũng đã có những biểu hiện về sự suy thoái. GDP của Pháp giảm 0,3% vào quí 2-2008, đây là lần đầu tiên có sự sụt giảm kể từ cuối năm 2002.
Tình hình kinh tế Đức cũng không tốt hơn, GDP vào quí 2-2008 giảm 0,5%, điều này cũng chưa từng xảy đến kể từ mùa hè năm 2004.
“Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào đầu năm tới và điều này sẽ là nhân tố quyết định góp phần làm suy yếu đồng euro”, David Mann, nhà phân tích của Standard Chartered ở Hong Kong, dự báo.
“Chúng ta đã thấy đỉnh điểm của euro khi nó đạt 1,60 đô la”, ông Mann dự báo, tuy nhiên tỷ giá của euro sẽ không rớt xuống dưới 1,40 đô la.
Một cuộc tranh luận về vấn đề tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã diễn ra hôm 14-8 sau khi có công bố lạm phát tăng 0,8% vào tháng 7 ở Mỹ, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cũng là con số cao nhất kể từ tháng 1-1991.
Trong bối cảnh này, đồng tiền Nhật sẽ khéo léo thoát khỏi tình trạng khó khăn và được xem như có một giá trị an toàn trong những giai đoạn bấp bênh của nền kinh tế.
Bảng Anh tăng nhẹ so với euro, 79,24 xu/euro và thắng thế so với đồng đô la Mỹ, một bảng Anh được 1,8646 đô la Mỹ. Hiện tại, 1,6214 đồng franc Thụy Sĩ đổi một euro, còn 1,0973 franc Thụy Sĩ bằng một đô la Mỹ.
Tỷ giá ngoại hối 11 giờ sáng nay
USD-JPY
110,1700
-0,3300
USD-CNY
6,8692
-0,0008
EUR-USD
1,4732
0,0044

(Theo Vinanet)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Thị trường tiền tệ thế giới ngày 15/08/2008: USD lên mức cao nhất 6 tháng qua
  • Lãi suất huy động USD đang giảm dần
  • FED bơm tiền với thời hạn dài hơn nhằm làm dịu tình trạng khan hiếm tiền mặt
  • Nỗi lo sợ suy thoái đè nặng lên đồng bảng Anh
  • USD sẽ về đâu?
  • USD liên tiếp giảm giá
  • “Lãi suất cho vay sẽ giảm, nhưng rất chậm!”
  • Lãi suất liên ngân hàng không vượt 150% lãi suất cơ bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!