Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tin đồn thao túng giá USD

Giá USD thị trường tự do liên tục tăng mạnh do xuất hiện tin đồn thổi nhằm thao túng giá. Các NH thương mại gặp khó khăn trong việc cân đối cung cầu, đành phải chấp nhận mua bán giá cao vượt biên độ cho phép.

Tin đồn "đổ dầu vào lửa"

Đến chiều ngày 19.10, giá bán trên thị trường tự do tiếp tục tăng cao hơn và đã vượt mức 20.000VND/USD. Cụ thể, giá mua vào phổ biến là 19.980VND/USD, bán ra là 20.020VND/USD, thậm chí có nơi bán ra đến 20.040VND/USD. Tình trạng mất cân đối cung cầu khiến cho các NH thương mại gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán. Nhiều NH đã đẩy giá mua lên gần sát giá bán. Có nơi giá mua vào lên đến 19.490VND/USD, hoặc 19.495VND/USD so với giá bán vốn đã “kịch trần” là 19.500VND/USD.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc mua bán theo đúng giá niêm yết là rất khó thực hiện, bởi vì các doanh nghiệp có USD để bán cũng chào giá theo sát thị trường tự do. Chính vì vậy, tại các NH thương mại đang phát sinh nhiều kiểu “hợp thức hoá” tỉ giá. Đối với các khách hàng lớn sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau, NH vẫn ghi giá mua bán theo đúng bảng niêm yết, nhưng sau đó bù đắp khoản chênh lệch cho nhau bằng cách giảm giá dịch vụ khác – nếu khách hàng là người bán USD hoặc tăng giá dịch vụ khác - nếu khách hàng là người mua USD. Với những trường hợp khó khăn, không thể “hợp thực hoá”, NH chỉ đứng làm trung gian giữa bên mua và bên bán, các khách hàng tự bù chênh lệch cho nhau.

Việc mua bán giữa các NH thương mại cũng được “hợp thức hoá” và cũng bù chênh lệch cho nhau qua các dịch vụ khác. Trưởng phòng kinh doanh tiền tệ một NH cổ phần cho biết: “Trong hoàn cảnh này, chúng tôi chỉ cố gắng xoay xở để duy trì dịch vụ, giữ chân khách hàng chứ không vì lợi nhuận. Bởi vì nếu không mua giá cao thì không có nguồn cung. Đã phải mua giá cao thì cũng không thể bán bằng giá niêm yết”.

Một trong những nguyên nhân gây ra đợt sốt giá lần này là do xuất hiện tin đồn NHNN sắp tăng tỉ giá VND/USD, khiến cho nguồn cung vốn đã khó khăn nay lại càng khó hơn. Theo các NH thương mại, nhu cầu mua USD để nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu phục vụ lễ, tết đang tăng cao. Khi có tin đồn tăng tỉ giá, các DN có USD càng cố găm giữ, hoặc chỉ chịu bán giá cao. Thêm vào đó, nhu cầu càng tăng lên, nhiều doanh nghiệp hồi đầu năm đã vay vốn bằng USD, nay đã đến hạn, cần mua để trả nợ.

Có những doanh nghiệp chưa đến hạn nhưng cũng cố tìm mua USD, sau đó xoay xở chuyển khoản vay bằng USD sang VND. Trong những tháng đầu năm, lãi suất VND quá cao trong khi lãi suất USD lại thấp. Đến nay, lãi suất VND giảm dần trong khi lãi suất USD tăng cao, chuyển khoản vay sang VND có lợi hơn, lại tránh được rủi ro tỉ giá.

Trị bệnh phải từ gốc


Theo PGS- TS Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TPHCM, trong khi cung - cầu ngoại tệ đang căng thẳng thì giới kinh doanh vàng và USD tự do làm cho tình hình càng phức tạp hơn. Cụ thể là họ đẩy giá USD thị trường tự do lên cao để giữ giá vàng. Ông Ngân dẫn chứng: Khi giá vàng thế giới lên trên 1.380USD/ounce, giá trong nước vượt hơn 33 triệu đồng/lượng đôi chút. Khi đó, tỉ giá USD trên thị trường tự do là 19.800VND/USD. Đến khi giá vàng thế giới xuống gần 1.360USD/ounce, giá USD trên thị trường tự do được đẩy lên 20.000VND/USD. Giá vàng trong nước - vốn được giới kinh doanh quen tính theo USD thị trường tự do- nhờ đó chỉ giảm rất ít so với giá vàng thế giới và vẫn trên 33 triệu đồng/lượng. Một khi giá vàng thế giới tăng trở lại, giá trong nước sẽ tiếp tục tăng nhanh, giới kinh doanh vàng và USD tự do được hưởng lợi. Vì vậy, NHNN cần can thiệp bán vàng qua một số đầu mối nhằm bình ổn thị trường vàng, qua đó góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ. Ở hoàn cảnh này, NHNN cũng cần quy định kết hối để ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ. Việc kiểm tra, xử lý tình trạng mua bán USD “chợ đen” cũng rất cần thiết, nhưng trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã không làm triệt để.

Theo PGS- TS Trần Hoàng Ngân, về lâu dài, muốn trị bệnh tận gốc vẫn phải là giải quyết được nhập siêu. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng căng thẳng ngoại tệ. Trong 9 tháng đầu năm, VN nhập siêu khoảng 8,6 tỉ USD và dự kiến cả năm sẽ là 13 tỉ USD. Liên tục trong 3 năm qua, thâm hụt cán cân vãng lai của VN ở mức 8%, trong khi mức báo động là 5%. Nếu tính luôn cả các khoản thu chi về dịch vụ (ngoại tệ chi cho du lịch, chữa bệnh, trả nợ...) vào cán cân vãng lai thì thâm hụt có thể còn cao hơn. Nếu trong những năm tới vẫn chưa kiểm soát được nhập siêu, thì khoảng cách giữa các lần tăng tỉ giá sẽ gần hơn, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế và đời sống người dân.

(Báo Lao Động)

  • Khi khách hàng tốt... không chịu vay
  • Nóng tỷ giá “chợ đen”, khi nào can thiệp?
  • Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất
  • Căng thẳng tỷ giá chỉ mang tính nhất thời
  • Chính sách tiền tệ: Món ngon khó nấu!
  • Bản tin thị trường tiền tệ ngày 19/10/2010
  • Dollar hồi phục trở lại, thị trường hào hứng trở lại sau bình luận của Geither
  • USD bật qua ngưỡng 20.000 đồng
  • Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank 19/10/2010
  • Căng thẳng USD
  • Giá USD bất ngờ nhảy vọt
  • USD “hai giá” phá doanh nghiệp
  • Bản tin thị trường tiền tệ ngày 18/10/2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!