Đa số các chuyên gia đều phân tích rằng, mục đích cải cách tiền tệ của Triều Tiên là thông qua việc giảm thiểu lượng tiền mắt mà người dân đang sở hữu trong tay để ngăn chặn lạm phát. Đương nhiên, không thể phủ nhận biện pháp chính sách của Triều Tiên đúng là có mục đích này.
Nhưng khách quan mà nói, tình trạng lạm phát của Triều Tiên chưa đến mức nghiêm trọng cần phải thúc đẩy cải cách tiền tệ. Sau khi Triều Tiên thi hành “biện pháp cải cách” vào năm 2002, đã từng xuất hiện tình trạng lạm phát nghiêm trọng, nhưng gần đây về cơ bản đã khôi phục trở lại mức bình thường. Do đó, có thể nói, ngoài việc khống chế lạm phát, việc cải cách tiền tệ này còn có một mục đích khác.
Nên coi việc cải cách tiền tệ là biện pháp làm suy yếu đi sức mạnh của thị trường chợ đen mà trong 15 năm qua đã thách thức hệ thống quản lý kinh tế quốc gia sẽ thỏa đáng hơn. Mặc dù chính phủ nỗ lực muốn bảo vệ thể chế kinh tế được quy hoạch cao, nhưng trong xã hội Triều Tiên vẫn phát triển tự phát thành một thế lực tại thị trường chợ đen. Họ trở thành những kẻ thù không đội trời chung với các nhà lãnh đạo Triều Tiên. “Kẻ thù” mà các nhà lãnh đạo lo lắng nhất chính là những người sống nhờ vào chợ đen để kiếm kế sinh nhai. Những con người buôn bán ở chợ còn đáng sợ hơn của “chủ nghĩa đế quốc Mỹ”.
Điều này là do, thế lực của thị trường đen đã trở thành mối đe dọa cho quyền hạn và quyền lực của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Chợ đen là nơi mà có thể vô hình trung sẽ thay đổi nhận thức của người dân Triều Tiên. Sự hình thành một cách tự phát của chợ đen đã khiến người dân Triều Tiên hiểu rằng, cho dù không thể dựa vào số hàng hóa được phân phát, họ cũng có thể tiếp tục sinh tồn theo cách riêng của mình. Ngoài ra, chợ đen cũng là một kênh trao đổi thông tin tự do.
Do khoảng cách kinh tế giữa Bắc và Nam Triều Tiên quá lớn, hơn nữa lại rơi vào tình trạng chia cách hai miền Liên Triều, nếu áp dụng chính sách cải cách và mở cửa theo kiểu của Trung Quốc rất có thể sẽ có một kết quả giống như Đông Đức trước kia. Khi đó, tầng lớp thống trị của Triều Tiên sẽ không thể kiểm soát theo ý muốn được, cuối cùng chỉ có thể tăng cường trấn áp các thế lực của thị trường chợ đen. Vì vậy, họ đã tiến hành cải cách tiền tệ. Chính sách này đã giáng một đòn chí mạng cho không ít người và các doanh nghiệp nhỏ.
Sau khi khôi phục chế độ phân phối vào năm 2005, nền tảng thống trị của Triều Tiên đơn giản chính là “chống cải cách”. Trong 4 - 5 năm trước, chính quyền Triều Tiên vẫn nỗ lực hạn chế hoặc gây sức ép đối với chiều hướng thị trường hóa hình thành một cách tự phát, đồng thời còn muốn khôi phục chế độ Stalin của thời đại Kim Il Sung. Cải cách tiền tệ chính là một trong những biện pháp hướng tới mục tiêu này.
(Trang tin VN&QT)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com